Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Xơ hóa gan do viêm gan virút: Đánh giá bằng kỹ thuật ARFI đối chiếu với FibroScan

Liver Fibrosis in Viral Hepatitis: Noninvasive Assessment with Acoustic Radiation Force Impulse Imaging versus Transient Elastography,  Mireen Friedrich-Rust,  Katrin Wunder, Susanne Kriener, Fariba Sotoudeh, Swantje Richter, Joerg Bojunga, Eva Herrmann, Thierry Poynard, Christoph F. Dietrich, Johannes Vermehren, Stefan Zeuzem and  Christoph Sarrazin,   August 2009 Radiology, 252, 595-604.

Tóm tắt
Mục đích: So sánh công nghệ tạo hình xung lực bức xạ âm (ARFI) được  tích hợp vào máy siêu âm quy ước với đo độ đàn hồi thoáng qua (transient elastography, TE) và các test dấu ấn huyết thanh (serologic markers) xơ hóa để đánh giá xơ hóa gan không xâm lấn trong một nghiên cứu thí điểm.

Đối tượng và phương pháp: Tất cả đối tượng đều nhận được thỏa thuận thông báo, và Ủy ban đạo đức tại chỗ chấp thuận nghiên cứu này. Tạo hình ARFI là kích thích mô cơ học bằng cách sử dụng xung âm thời gian ngắn gây dời chỗ khu trú trong mô. Sự dời chỗ làm lan truyền sóng biến dạng, được theo dõi bằng cách sử dụng phương pháp tương quan siêu âm (US correlation-based methods) và ghi lại theo đơn vị mét/giây. 86 bệnh nhân viêm gan virus mạn tính được khám TE, ARFI  và thử dấu ấn huyết thanh xơ hóa. Kết quả được so sánh với sinh thiết gan, là tiêu chuẩn tham khảo.

Kết quả: Kết quả tạo hình ARFI (ρ = 0,71), TE (ρ = 0,73), và test dấu ấn huyết thanh xơ hóa (ρ = 0,66) có tương quan có ý nghĩa với giai đoạn hóa xơ mô học (P nhỏ hơn 0,001). Vận tốc trung bình ARFI trong khoảng từ 0,84 đển 3,83 m/sec. Các khu vực dưới đường cong ROC cho tính chính xác của tạo hình ARFI, TE, và test dấu ấn huyết thanh xơ hóa lần lượt là 0,82, 0,84 và 0,82, để chẩn đoán xơ hóa trung bình (giai đoạn xơ mô học, ≥2), và 0,91, 0,91 và 0,82, để chẩn đoán chai gan .

Kết luận: Tạo hình ARFI là một phương pháp siêu âm đầy hứa hẹn để đánh giá xơ hóa gan trong viêm gan virus mạn tính, với chẩn đoán chính xác tương tự với TE trong nghiên cứu sơ bộ này.

Bàn luận
Trong viêm gan mạn do virus, định giai đoạn xơ hóa gan là một tham số quan trọng trong việc đánh giá nhằm xác định cách điều trị kháng virus thích hợp. Cho điểm TE và FibroTest là hai phương pháp không xâm lấn được khảo sát trong nhiều nghiên cứu và cung cấp kết quả so sánh được để xác định xơ hóa gan. Trong nghiên cứu thí điểm của chúng tôi, kết quả của tạo hình ARFI để đo xơ hóa gan không xâm lấn được so sánh với kết quả cho điểm của TE và FibroTest. Sau những kết quả sơ bộ, một nghiên cứu lớn được thực hiện nhằm chứng minh tạo hình ARFI không kém hơn TE về lâm sàng.

Theo chúng tôi biết, đây là nghiên cứu đầu tiên về giá trị của tạo hình ARFI để đánh giá xơ hóa gan được đánh giá. Nightingale et al, trong một nghiên cứu định lượng sơ bộ in vivo của tạo hình ARFI, thông báo sự dời chỗ gây ra trong mô gan chai ít  hơn trong mô gan không bị chai. Dời chỗ ít hơn được liên kết với vận tốc sóng biến dạng nhanh hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở bệnh nhân chai gan, vận tốc sóng biến dạng trung bình cao hơn đáng kể (2,29 m/sec) được ghi nhận so với bệnh nhân không xơ hóa (1,18 m/sec). Ngoài ra, chúng tôi có thể chẩn đoán xơ hóa trung bình hoặc nặng với độ chính xác chẩn đoán cao. Mặc dù các người tình nguyện lành mạnh có tốc độ ARFI trung bình tương tự với các bệnh nhân với Metavir hóa xơ giai đoạn F0, số đo cá thể ở người tình nguyện lành mạnh biến thiên trong khoảng từ vận tốc của bệnh nhân không có xơ hóa mô học đến vận tốc ở bệnh nhân chai gan. Tuy nhiên, dữ liệu phòng thí nghiệm của người tình nguyện lành mạnh không có sẵn, vì vậy các yếu tố có liên kết với vận tốc cao chưa được kết luận. Trong tương lai, để giải quyết các hệ lụy (coherences) này, cần nghiên cứu thêm các đối tượng khỏe mạnh với số lượng lớn hơn.

Phân tích mô học, làm cho dễ dàng việc định giai đoạn hóa xơ, cũng cho thông tin về các hoạt động viêm hoại tử (necroinflammatory activities) trong gan, vốn có liên kết với tiến triển của bệnh gan. Hoạt động viêm hoại tử không thể định lượng được với siêu âm đàn hồi (sonoelastography), và đây là một hạn chế của kỹ thuật. Hiện tượng viêm của gan có ảnh hưởng đến việc định giai đoạn xơ hóa gan chính xác. Wong et al  báo cáo rằng trong số bệnh nhân với giai đoạn hóa xơ tương tự, những người có mức men ALT cao cấp tính thường có giá trị TE cao hơn  những người có mức ALT bình thường.
Chúng tôi đã thực hiện các khảo sát liên quan đến giá trị TE trong nghiên cứu  này; tuy nhiên, giữa hai nhóm ALT, các kết quả tạo hình ARFI khác nhau không đáng kể. Khi phân tích ảnh hưởng của dấu ấn hoạt động viêm hoại tử (ActiTest) với đo độ cứng gan cũng quan sát được kết quả tương tự. Một lần nữa, kết quả của chúng tôi về mối tương quan với kết quả ActiTest không có ý nghĩa; tuy nhiên, điều này có thể do số lượng bệnh nhân tương đối nhỏ.

Các ngưỡng đánh giá xơ hóa và chai gan tăng lên nhẹ khi bệnh nhân bị nhiễm vi rút viêm gan B đã bị loại trừ. Những lý do này có thể là tần suất chai gan dạng hạt to (macronodular) cao hơn và phân bố mô sợi không đều ở bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B.

Hơn nữa, phần lớn bệnh nhân chai gan có dấu hiệu lâm sàng rõ của chai gan Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu so sánh các phương pháp đánh giá xơ hóa gan không xâm lấn khác nhau, trong đó số bệnh nhân chai gan đã có ảnh hưởng đến kết quả như nhau cho tất cả các phương pháp. Bệnh nhân có báng bụng đã bị loại trừ khỏi nghiên cứu này. Sự hiện diện của báng bụng  là một chỉ báo mạnh của chai gan, làm cho việc định giai đoạn hóa xơ trở nên không cần thiết. Cuối cùng, mẫu tương đối nhỏ là một giới hạn của nghiên cứu.

Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu thí điểm để đánh giá tạo hình ARFI mà thôi.
 


 

© RSNA, 2009

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TƯƠNG QUAN CỦA ĐO ĐỘ ĐÀN HỒI ARFI VỚI XƠ HÓA GAN (Factors that Influence the Correlation of Acoustic Radiation Force Impulse (ARFI) Elastography with Liver Fibrosis, S Bota et al, Medical Ultrasonography 2011, Vol 13, n0.2, 135-140).



Tóm tắt
Mục tiêu: Để thiết lập ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau về sự tương quan giữa phép đo độ cứng gan (LS) bằng ARFI và xơ hóa gan, đánh giá bởi sinh thiết gan (LB). Chúng tôi đánh giá các yếu tố sau: tỷ lệ thành công (success rate, SR) và interquartile range (IQR) interval, nơi đo ARFI, gan thấm mỡ (steatosis), chất lượng bệnh phẩm sinh thiết.

Phương pháp: Nghiên cứu trên 471 bệnh nhân: 82 có sinh thiết LB, 82 người lành mạnh và 307 bệnh gan mạn tính. Chúng tôi thực hiện 10 lần đo ARFI hợp lệ, tính giá trị trung bình theo đơn vị mét/giây.

Kết quả: Không thu được kết quả đo hợp lệ ở 11 bệnh nhân. Có tương quan trực tiếp, mạnh (r = 0,694) giữa ARFI và xơ hóa gan (p nhỏ hơn 0,0001). Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giá trị ARFI giữa hạ phân thùy V và VIII (p = 0,89). Đối với IQR và SR, mối tương quan của ARFI với xơ hóa gan là: với IQR nhỏ hơn 30% và SR≥60%: r = 0,722 và với IQR lớn hơn 30% và/hoặc SR≤60%: r = 0,268 (p = 0,0001). Chất lượng của mẫu bệnh phẩm sinh thiết (dài 2-3 cm đối với lớn hơn 3 cm) không ảnh hưởng đến tương quan của ARFI với xơ hóa gan.

Kết luận: Để có tương quan tốt nhất giữa ARFI và xơ hóa gan, IQR phải nhỏ hơn 30% và SR≥60%. Các thông số kỹ thuật này phải được giới thiệu để tăng cường giá trị ARFI trong đánh giá độ cứng gan LS.


Abstract


Aim: To establish the influence of different factors on the correlation between liver stiffness (LS) measurements by ARFI and liver fibrosis, evaluated by liver biopsy (LB). We assessed the following factors: the success rate (SR) and interquartile range (IQR) interval, the place where ARFI was performed, liver steatosis, the quality of the specimen obtained by LB.

Methods: We studied 471 patients: 82 with LB, 82 healthy volunteers and 307 with cirrhosis. We performed 10 valid ARFI measurements, a median value was calculated, expressed in meters/second.

Results: Valid measurements were not obtained in 11 patients. There was a direct, strong, correlation (r=0.694) between ARFI and fibrosis (p lesser than 0.0001). There were no statistically significant differences between the mean ARFI values obtained in segments V vs. VIII (p=0.89). Considering the IQR and SR, the correlation of ARFI with fibrosis was: for IQR lesser than 30% and SR≥60%: r=0.722 and for IQR more than 30% and/or SR≤60%: r=0.268 (p=0.0001). The quality of the liver specimen (2-3 cm long vs. more than 3 cm) did not influence the correlation of ARFI with fibrosis.

Conclusions: To obtain the best correlation between ARFI and fibrosis, IQR must be lesser than 30% and SR≥60%. These technical parameters must be introduced to improve the ARFI value for LS evaluation.

------------------------------------------
Nota:
 
success rate (SR), defined as the ratio of successful acquisitions over the total number of acquisitions.

interquartile range (IQR) interval, defined as the difference between the 75th and the 25th percentile, essentially the range of middle 50% of the data.

Không có nhận xét nào :