Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

SIÊU ÂM ĐÀN HỒI TINH HOÀN

Real-time tissue elastography for testicular lesion assessment, Goddi A, Sacchi A, Magistretti G, Almolla J, Salvadore M.
Eur Radiol. 2011 Oct 26. [Epub ahead of print]


Abstract

MỤC TIÊU:

Nhằm đánh giá khả năng siêu âm đàn hồi tức thì (real-time Elastography, RTE) khi phân biệt tổn thương lành tính và ác tính của tinh hoàn.

PHƯƠNG PHÁP:

RTE xác định 144 tổn thương của 88 tinh hoàn. Hình siêu âm đàn hồi của tổn thương được đánh giá bằng bảng tính điểm màu mã hoá của Itoh (Radiology 2006), bằng cách dựa vào phân bố độ biến dạng gây ra do đè ép nhẹ với đầu dò siêu âm. Các dấu hiệu RTE được phân tích gồm dạng (shape) (nốt/ giả nốt, nodular/pseudo-nodular), kích thước (size) (nhỏ hơn 5 mm, 6-10 mm, lớn hơn 11 mm) và cho điểm (score) (SC1-5) của tổn thương.

KẾT QUẢ:

93,7%  của tất cả tổn thương lành tính cho thấy kiểu đàn hồi hoàn toàn (complete elastic pattern (SC1)). 92,9%  tổn thương nốt lành tính nhỏ hơn 5 mm và 100% tổn thương giả nốt có gần như complete elastic pattern (chủ yếu SC1). 87,5% nốt ác tính có kiểu cứng (stiff pattern) (SC4-5). RTE có độ nhạy 87,5% , độ đặc hiệu 98,2% , 93,3%  giá trị tiên đoán dương, 96,4% giá trị tiên đoán âm và  độ chính xác là 95,8% khi phân biệt tổn thương ác tính với lành tính.

KẾT LUẬN:

RTE là kỹ thuật có ích trong đánh giá các nốt nhỏ  và các giả nốt của tinh hoàn. Điều này có liên quan đến thực hành lâm sàng khi xử trí các ca RTE lựa chọn. Dường như RTE ít có liên quan đến những tổn thương lớn vì hầu hết là ác tính đối với siêu âm, làm giới hạn vai trò của RTE trong xác chẩn đơn giản.
KEY POINTS :
 • Vai trò mới nổi của siêu âm đàn hồi trong theo dõi các tổn thương tinh hoàn nhỏ
 • Siêu âm phân biệt tổn thương lành tính với ác tính tốt hơn
 • Có thể giảm việc theo dõi các tổn thương đàn hồi tinh hoàn trong siêu âm đàn hồi.






Không có nhận xét nào :