Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

VISCERAL ADIPOSITY

The clinical importance of visceral adiposity: a critical review of methods for visceral adipose tissue analysis,  A SHUSTER,  M PATLAS, J H PINTHUS, and  M MOURTZAKIS, The British Journal of Radiology, 85 (2012), 1–10

Tóm tắt:

Như là kết quả của gia tăng bệnh béo phì thành dịch, hiểu biết về phân phối mỡ cơ thể và ý nghĩa lâm sàng của nó là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Mô mỡ nội tạng là thành phần hoạt động kích thích tố của mỡ cơ thể, có đặc tính sinh hóa độc đáo có ảnh hưởng đến một số tiến trình bình thường và bệnh lý trong cơ thể. Mô mỡ nội tạng lắng đọng cao bất thường được gọi là béo phì nội tạng. Kiểu hình thành phần cơ thể này liên kết với các rối loạn nội khoa như hội chứng chuyển hoá, bệnh tim mạch và một số bệnh l‎í ác tính gồm ung thư tuyến tiền liệt, vú và đại trực tràng. Đánh giá định lượng của béo phì nội tạng là quan trọng đối với việc đánh giá nguy cơ tiềm tàng phát triển của những bệnh l‎í này, cũng như tiên lượng chính xác. Bài này nhằm mục đích so sánh các phương pháp khác nhau để đo béo phì nội tạng và những thuận lợi và nhược điểm trong thực hành lâm sàng.




Mô mỡ cơ thể theo truyền thống được phân phối vào hai ngăn chính với các đặc điểm biến dưỡng khác nhau: mô mỡ dưới da (subcutaneous adipose tissue, SAT) và mô mỡ nội tạng (visceral adipose tissue, VAT). Cả hai loại mô này đều quan trọng, nhưng tình trạng béo phì nội tạng (visceral adiposity) được đặc biệt chú ý trực tiếp vì kết hợp nhiều bệnh l‎‎‎‎‎í nội khoa khác nhau.


Siêu âm là kỹ thuật thích hợp để ước tính mô mỡ dưới da và trong bụng. Thời gian cần thiết để đo rất ngắn, nhưng độ chính xác và tính lập lại kém. Bellisari và cs đã chứng minh rằng siêu âm đo đạc về mô mỡ trong bụng có hệ số biến thiên là 64% và do đó khuyến cáo không nên dùng siêu âm đo mỡ nội tạng. Một số nghiên cứu đã cho thấy có tương quan tốt giữa số đo siêu âm và CT lượng mô mỡ trong bụng, cũng như tính hữu dụng của siêu âm trong chẩn đoán béo phì tạng. Đánh giá của siêu âm về mô mỡ trong bụng đầu tiên do Armellini và cs, cho thấy tương quan giữa siêu âm và CT là 0,68–0,74 (khá tốt).


Tuy nhiên, có thể sử dụng siêu âm để ước tính tỷ lệ của độ dày của lớp mỡ trước phúc mạc ( từ mặt trước của gan đến đường trắng giữa bụng, linea alba) và mỡ dưới da bụng, được gọi là chỉ số mỡ thành bụng (abdominal wall fat index, xem hình 2).

Chỉ số này được so sánh với tỷ lệ  VAT- SAT của CT và có tương quan dương tính với các mức độ triglyceride huyết thanh và tương quan nghịch với high-density lipoprotein. Các kết quả này gợi ý rằng các chỉ số mỡ thành bụng đo bằng siêu âm có thể dự đoán lắng đọng mỡ nội tạng và cuối cùng dự đoán rối loạn chuyển hoá liên quan đến biến dưỡng lipid và glucose. Việc sử dụng siêu âm để đo độ dày nội tạng từ bờ sau cơ bụng đến động mạch chủ bụng (hình 2),  cột sống thắt lưng hoặc cơ psoas có cũng tương quan tốt với VAT được đo bằng  CT (r = 0,669, p > 0,001), cũng chứng minh rằng siêu âm có thể hữu ích trong việc đánh giá mô mỡ trong bụng.



Tuy nhiên, cần thận trọng khi đọc kết quả đo vì tuỳ thuộc với kinh nghiệm và khả năng của người nghiên cứu. Cần có phương pháp siêu âm đánh giá khách quan về VAT và có tính lập lại trong các khảo sát về sau.




Tạo hình siêu âm đánh giá độ lớn tổng quát của mô mỡ trong bụng dễ dàng nhưng rõ ràng có giới hạn về độ tin cậy. Các kỹ thuật siêu âm vẫn còn phụ thuộc người khám trong định lượng thành phần cơ thể. Với máy siêu âm sẵn có, với các biện pháp phòng ngừa phù hợp cho giao thức khám để thúc đẩy sự đồng bộ, siêu âm có thể đo tình trạng béo phì nội tạng một cách thiết thực.

Không có nhận xét nào :