Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

PHÁT HIỆN XƠ HÓA GAN BẰNG CÁCH ĐO TỐC ĐỘ TRUYỀN ÂM

PHÁT HIỆN ĐỘ XƠ HÓA GAN BẰNG CÁCH ĐO TỐC ĐỘ TRUYỀN ÂM

Từ Evaluation of Sound Speed for Detection of Liver Fibrosis, Prospective Comparison With Transient Dynamic Elastography and Histology

Bita Boozari, Andrej Potthoff, Ingmar Mederacke, Andreas Hahn, Ansgar Reising, Kinan Rifai, Heiner Wedemeyer, Matthias Bahr, Stefan Kubicka, Michael Manns, and Michael Gebel, J Ultrasound Med 29:1581-1588 • 0278-4297

Các thay đổi của tốc độ siêu âm (sound velocity [SV]) ở gan phản ánh độ cứng của gan và tương ứng với các giai đoạn xơ hóa ở bệnh nhân viêm gan mạn. Tốc độ siêu âm SV cũng tùy thuộc vào đặc điểm đàn hồi của mô.

Đó là mục đích của một nghiên cứu thăm dò tiền cứu ở 50 người tình nguyện khỏe mạnh và 149 bệnh nhân viêm gan mạn với kỹ thuật đo tốc độ siêu âm SV bằng máy Zonare quy ước với đầu dò C5–2-MHz (Zonare Medical Systems, Inc, Mountain View, CA) và đối chiếu với máy FibroScan (TE, 50-Hz vibrator, 5-MHz array). Trong số đó có 84 người được sinh thiết gan xem như yếu tố tham khảo theo hệ thống đánh giá giai đoạn xơ hóa METAVIR. Số liệu thống kê mô tả, phân tích biến số, phân tích đường cong ROC (receiver operating characteristic curve) và phân tích biểu đồ hình hộp (box plot) cũng như phân tích tính lập lại của người khám (intra-operator and interoperator reproducibility) được thực hiện.

Đo tốc độ siêu âm SV

Các bệnh nhân được đo bởi 2 người làm siêu âm hệ tiêu hóa có nhiều kinh nghiệm, mù với kết quả của đo độ đàn hồi gan tức thì (transient elastography, TE) và kết quả sinh thiết gan.

Vì mô được xem như đẳng hướng (isotropic), độ đàn hồi sóng biến dạng (shear wave modulus ) có tương quan với độ đàn hồi Young. Do đó tốc độ siêu âm SV phản ánh chặt chẽ các đặc điểm đàn hồi. Sai số của tốc độ siêu âm SV có ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh (làm mờ) nên cần được hiệu chỉnh. Khác biệt của calibrated SV (1540 m/s) và tốc độ siêu âm thực sự trong vùng ROI (region of interest) gọi là chỉ số tốc độ vùng [zone speed index (ZSI)].

Đo ở thùy gan phải qua khoảng liên sườn khi bệnh nhân nằm ngửa, tay phải dạng tối đa. Vùng ROI ở gan phải dưới bao gan 1cm, có kích thước chuẩn 35x35mm. Khi vùng đích được định vị, người khám ấn nút đo. Chỉ số tốc độ vùng ZSI của vùng ROI do máy xác định; các tốc độ trong khoảng 1400 đến 1650m/s với khoảng giá trị của 10m/s. Mỗi bệnh nhân phải ngưng thở để đo 6 lần và lấy trị số trung bình của tốc độ siêu âm của gan để có độ tin cậy cần thiết.

Kết quả

Tốc độ siêu âm SV 1589 m/s hay cao hơn có nghĩa là gan đã chai (cirrhosis) với độ nhạy cao.
Trong nghiên cứu trên, tốc độ SV trong khoảng 1540 đến 1650 m/s. Giá trị SV± SD khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa người khỏe mạnh (1559 ± 11 m/s) và bệnh nhân với F0–F3 (1575 ± 21 mm/s) và F4 (1594 ± 18 m/s) với (P nhỏ hơn 0,001). Để phát hiện chai gan vùng dưới đường cong ROC của SV là 0,80 (khoảng tin cậy 95%, 0,69–0,89). Với cutoff value=1589m/s, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và âm tính lần lượt là 82%, 76%, 70%, và 86%. Độ lập lại là 15% và độc lập với người khám là 19%.


Lợi ích của đo tốc độ siêu âm SV so với đo độ đàn hồi tức thì TE: (1) đo được tốc độ SV ở tất cả bệnh nhân mà không có trở ngại kỹ thuật nào; (2) đo được tốc độ SV các vùng của gan; (3) đo được tốc độ SV với máy siêu âm thường quy mà không phải đầu tư thêm và có thêm thông tin về gan có cấu trúc hạt và các biến chứng ngoài gan; và (4) có lợi ích kinh tế khi khám kiểm tra bệnh nhân viêm gan siêu vi mạn.

Do đó đo tốc độ siêu âm SV là phương pháp mới định lượng xơ hóa gan không xâm lấn đầy hứa hẹn.
--------------------------------------
Zone Sonography Technology

CÔNG NGHỆ SIÊU ÂM VÙNG (Zone Sonography Technology)


Là cách tiếp cận mới để thu thập dữ liệu siêu âm và tạo hình của hãng ZONARE Medical Systems.

Công nghệ này, dựa vào phần mềm,  lấy dữ liệu siêu âm rất nhanh, nhanh 10 lần hơn các máy siêu âm quy ước khác, trong một số nhỏ “vùng” rộng, mỗi vùng chứa dung lượng dữ liệu tương đương với rất nhiều lines trong các máy siêu âm quy ước khác.






Xem = ĐÁNH GIÁ XƠ HÓA GAN BẰNG CÁCH ĐO TỐC ĐỘ TRUYỀN ÂM

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

A-LINES, B-LINES and AIR ARTIFACTS


Air artifacts ở siêu âm phổi gồm A-lines (horizontal artifact), B-lines (vertical artifact), B3, B7 lines hoặc multiple (lung rockets).




A lines: Là những đường hyperechogenic nằm ngang cách khoảng đều đặn, vốn là hiện tượng phản âm nhiều lần (reverberations) của đường màng phổi. Những đường này không chuyển động và là xảo ảnh lặp lại. 2/3 các trường hợp phổi bình thường có xảo ảnh này.




B lines: Là những đường dọc, hẹp xuất phát từ đường màng phổi đến bờ xa màn hình siêu âm. Hình ảnh đuôi sao chổi ("comet-tail image") là các đường hyperechogenic dính nhau thành bó có đáy hẹp trải từ đầu dò đến bờ xa màn hình. Xảo ảnh đuôi sao chổi ở nông hơn đường màng phổi ở người khí phế thủng hoặc có nhiều ngoại vật có echo (đạn súng hơi, shotgun pellets). Khi có nhiều B lines thì dùng chữ "lung rockets".


(G.Mathis, Chest Sonography, EFSUMB)

(Hình ảnh đuôi sao chổi ngắn là loại khác; loại này ngắn, rộng, giới hạn rõ, từ đường màng phổi không phải là B lines, có ở người bình thường cũng như trong pneumothorax).





Cơ chế:


Comet-tail artifact xuất hiện khi có khác biệt trở âm đáng kể giữa đối tượng và phần xung quanh đối tượng. Phản xạ của chùm sóng âm tạo nên hiện tượng cộng hưởng. Thời gian trễ giữa hiện tượng phản âm nhiều lần được hiểu là một khoảng cách, tạo ra một trung tâm nguồn tồn lưu, sinh ra một chuổi những mặt phân cách giả cách khoảng. Chùm âm bị bẫy trong hệ thống đóng gây ra hồi âm tới lui không dứt. Đường đi của chùm âm trình bày theo hàm số thời gian. Khi chùm âm gặp điểm tận dưới màng phổi của vách bị dày nó phản xạ với tốc độ 1.450m/s, tạo thành xảo ảnh hợp bởi tất cả các vi phản xạ. Mỗi phản xạ của chùm âm thể hiện trên màn hình ẩn sau phản xạ trước đó. Mỗi phản xạ cách nhau khoảng 1mm.










(GA Shaath, Chest Ultrasound for Critically Ill, 2010)
Những mặt phân cách hình thành, trên màn hình, như những tia laser có đáy hẹp tới bờ xa màn hình. Ở bề mặt phổi là khí, có trở kháng khác với xương, nhu mô và nước. Comet-tail artifact được diễn tả có đặc điểm sau: liên quan với cấu trúc nhỏ giàu nước, thấp hơn độ ly giải của chùm siêu âm (khoảng 1mm), được bao bọc bởi khí (tạo nên một high impedance gradient). Không có trong điều kiện bình thường và chỉ hiện diện trong hội chứng phế nang-mô kẽ (alveolar-interstitial syndromes). Yếu tố này phải hiện diện ở và hoàn toàn trên bề mặt phổi, và mỗi yếu tố cách nhau khoảng 7mm. Thường thấy ở khoảng gian sườn cuối ở người bình thường. Phù phổi cấp và bệnh lý mô kẽ mạn tính gây ra xảo ảnh này.

 Phân loại air artifacts như sau:


Trên đường màng phổi: khí, ngoại vật


Dưới đường màng phổi:


Nằm ngang- A lines


Dọc – Comet tail


Ngắn, rõ - bình thường


Dài, rõ – B lines (từ đường màng phổi và đến bờ xa màn hình)


Đơn độc


Nhiều - Lung rockets














Tài liệu tham khảo

Lichtenstein DA. Rev Pneumol Clin. 2007 Apr;63(2):81-3. French.

Lichtenstein DA. Crit Care Med. 2007 May;35(5 Suppl):S262-7. Review.

Daniel A. Lichtenstein, Gilbert A. Meziere, Jean-Francois Lagoueyte, Philippe Biderman, Ivan Goldsteinand Agnes Gepner, Chest 2009: A-Lines and B-Lines:Lung Ultrasound as a Bedside Tool for Predicting Pulmonary Artery Occlusion Pressure in the Critically Ill

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

SIÊU ÂM ĐÀN HỒI SÓNG BIẾN DẠNG SWE KHẢO SÁT ĐỘ CỨNG CỦA CƠ LÚC ĐANG CO

Từ REAL-TIME VISUALIZATION of MUSCLE STIFFNESS DISTRIBUTION with ULTRASOUND SHEAR WAVE IMAGING DURING MUSCLE CONTRACTION, Minoru Shinohara, Karim Sabra, Jean-Luc Gennisson, Mathias Flink and Mickael Tanter, MUSCLE & NERVE Month 2010 (Accepted 10 March 2010).


TÓM TẮT:
Một kỹ thuật siêu âm đo độ đàn hồi sóng biến dạng để định lượng và khảo sát độ biến dạng bằng cách áp dụng lực bức xạ siêu âm (ultrasound radiation force) từ xa và theo dõi kết quả của dao động vi mô (microvibration) của mô mềm bằng hình ảnh học siêu âm siêu nhanh (ultrafast ultrasound imaging). Đây là dữ liệu ban đầu phát hiện được độ cứng khu trú của cơ phân bố trong lúc và giữa tình trạng nghỉ và co cơ với các độ dài cơ khác nhau. Kỹ thuật này có thể giúp chẩn đoán tình trạng cơ chấn thương và các bệnh lý thần kinh cơ.


Độ cứng khu trú của cơ (Young's modulus) được mã màu chồng lên hình B-mode cắt dọc qua các cơ chi dưới. Phân bố Young's modulus trong vùng ROI 15 x 15mm trên hình B-mode (50x30mm) như bản đồ mã màu (mã vùng cứng là màu đỏ và các vùng mềm hơn được mã màu xanh dương). Các giá trị bình quân trong không gian (spatial average values) [+/-SD] của Young's modulus trong các vùng tròn được chọn (đường kính 2mm, được chú thích là alpha hoặc beta) được tính toán. Dimension scales như nhau trong các panels trong đó color-coding scales có biến thiên. (A) Cơ Chày trước lúc nghỉ khi gối duỗi. (B) Cơ Chày trước đang co  khi gối duỗi. (C) Cơ Sinh đôi trong (vùng trên cân nội cơ) và cơ Dép (vùng dưới cân nội cơ) lúc nghỉ khi gối duỗi. (D) Cơ Sinh đôi trong và cơ Dép đang co khi gối duỗi. (E) Cơ Sinh đôi trong và cơ Dép đang co khi gối gập. (F) Cơ Sinh đôi trong và cơ Dép khi đứng yên.

Các đặc điểm cơ học của cơ là thông tin cơ bản của  thực hành lâm sàng và nghiên cứu sinh cơ học (biomechanical) về bệnh lý vận động và chấn thương cơ. Trương lực cơ (“muscle tone”) cần  được định lượng và là đối tượng của nhiều thủ thuật trong thực hành bệnh học lâm sàng như tình trạng co cứng (spasticity)  trong đột quỵ (stroke), chấn thương tuỷ sống  hoặc bệnh xơ cứng rải rác (multiple sclerosis).
Trigger point” trong đau do viêm mạc cơ (myofascial pain) được phát hiện khi sờ bằng tay, như là một vùng “cứng”. Dù có nhiều thuật ngữ sử dụng trong nhiều lãnh vực thực hành lâm sàng, những thuật ngữ này đều dùng để chẩn đoán các loại bệnh lý cơ có liên quan đến độ cứng của cơ. Một trong những thông số dùng định lượng độ cứng (hoặc độ đàn hồi) của mô mềm là Young’s (hoặc đàn hồi, elastic) modulus. Young’s (hoặc đàn hồi) modulus được định nghĩa là độ dốc của đường cong biến dạng do đè ép (stress-strain) của một chất liệu trong vùng biến dạng đàn hồi, là đặc điểm cơ học khu trú của vật liệu cấu tạo. Bởi vậy, định lượng được phân bố của Young’s modulus (thí dụ độ cứng cơ khu trú) ở trong hoặc giữa các cơ có thể làm tăng chính xác khi  khảo sát độ cứng của cơ.
Chúng tôi tiên đoán rằng Young’s (hoặc đàn hồi) modulus của một cơ sẽ lớn hơn khi tăng cường độ co cơ, vì đã biết là khi tăng cường độ co cơ độ cứng của cơ sẽ tăng.

PHƯƠNG PHÁP



Cho đối tượng khám ngồi với chân cố định vào thanh cứng ở tư thế cổ chân trung gian (90 độ) và gối gập (90 độ) hoặc duỗi (0 độ) để đo độ đàn hồi cơ Sinh đôi đang co ; khi co đo độ đàn hồi  kém hơn trong tư thế gối gập. Đối tượng đo thực hiện co cơ tĩnh (static contraction) các cơ gấp mu (dorsiflexors) hoặc cơ gấp gan chân (plantarflexors) sao cho chỉ dùng 30% mức độ co cơ tự ý tối đa để đo độ đàn hồi ;  độ đàn hồi  sẽ tăng khi co cơ. Cuối cùng đối tượng đứng yên trên 2 bàn chân  để test độ đàn hồi các cơ gấp gan chân  trong lúc đứng;  độ đàn hồi các cơ sẽ thấp hơn lúc gấp gan chân lần lượt.
Cơ Sinh đôi trong và cơ Dép dùng test chính bởi 2 lý do. Một, đặc điểm hoạt động cơ của chúng dễ thấy trong các điều kiện trên đã xác định. Thứ hai, với kỹ thuật siêu âm mới, có thể đo đồng thời độ đàn hồi cả 2 cơ.

Dùng đầu dò cầm tay (handheld) của máy SuperSonic Imagine để tạo và phát hiện truyền sóng biến dạng trong mô trong real-time. Lực bức xạ âm do chùm siêu âm tập trung được dùng để tạo ra các mặt phẳng năng lượng transient và low frequency (100-600Hz) sóng biến dạng . Sóng biến dạng transient truyền vào sâu một số cơ trong chi dưới rồi bị chộp với 1 set siêu âm high-rate (5000 frames/sec) bằng đầu dò linear 50mm (8MHz). Tốc độ truyền sóng biến dạng khu trú theo hướng của đơn vị gân-cơ được tính toán khu trú trong vùng ROI (15x15mm vuông).

BÀN LUẬN

Kết quả có được tương thích như dự kiến của chúng tôi, và độ cứng của cơ lúc nghỉ và lúc co trong nghiên cứu này nằm trong khoảng giá trị như của MRI elastography (5-40kPa khi cơ nghỉ và trên 300kPa khi co). Kết quả tương thích với y văn này hỗ trợ cho độ tin cậy của kỹ thuật siêu âm đo độ đàn hồi biến dạng mới như là phương tiện khám cơ động đầy hứa hẹn. Mặc dù MRI không phải là phương tiện cơ động, việc áp dụng MRI elastography vào khảo sát bệnh lý cơ cho thấy MRI có khả năng khảo sát các vùng cơ rộng, bao gồm khả năng phân tích 3 chiều nếu như việc làm giảm phân bố dao động biến dạng được điều chỉnh. Mặt khác kỹ thuật siêu âm này có lợi điểm là cơ động, và không cần có máy gây dao động (vibrators). Độ cứng của cơ phân bố với độ ly giải tốt hơn (500um so với  lớn hơn 1mm ở MRI elastography) và real-time (vài frames mỗi giây so với vài phút của acquisition time  trong MRI elastography).
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ test một số mẩu giới hạn về phương diện loại và số đối tượng và số lượng của ROI và các vùng khảo sát (làm cho dữ liệu có nhiều biến thiên). Khảo sát có hệ thống thêm nữa có thể bảo đảm cho việc áp dụng kỹ thuật hình ảnh học siêu âm cơ động mới này trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu cơ bản trong các bệnh lý vận động và chấn thương cơ.