Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

ONSD ULTRASOUND TIÊN ĐOÁN TĂNG ÁP NỘI SỌ

Optic Nerve Ultrasound Predicts Elevated Intracranial Pressure


Trong một meta-analysis của 6 nghiên cứu tiền cứu (231 bệnh nhân), siêu âm đo đường kính bao dây thần kinh thị giác (ONSD) có thể tiên đoán tăng áp nội sọ (ICP) với độ nhạy 90%. Đo đường kính bao dây thần kinh thị giác (ONSD) bằng siêu âm 3 mm sau nhãn cầu trong vòng 1 giờ sau đo ICP ở các bệnh nhân người lớn theo dõi tăng áp nội sọ. Giá trị ngưỡng của ONSD ở bệnh nhân ICP là 5,5mm (bình thường nhỏ hơn 5 mm).
Độ nhạy là 90% và độ đặc hiệu là 85% khi đo ONSD để phát hiện tăng áp nội sọ. Pooled diagnostic odds ratio là 51, có nghĩa là bệnh nhân tăng áp nội sọ có 51 lần có ONSD dương tính,  hơn bệnh nhân không bị tăng áp nội sọ.






Xem
Dubourg J et al. Ultrasonography of optic nerve sheath diameter for detection of raised intracranial pressure: A systematic review and meta-analysis. Intensive Care Med 2011 Apr 20; [e-pub ahead of print]. (http://dx.doi.org/10.1007/s00134-011-2224-2)

ONSD và U NÃO

Một nữ bệnh nhân 23 tuổi ở Bến cát Bình dương thường có những cơn mắt tối sầm thoáng qua từ 2 tháng nay, không nhức đầu hay buồn nôn. Khám tại địa phương 3 nơi, có 1 lần nghi phù gai thị . 
Đến Trung tâm Medic Hòa Hảo bệnh nhân muốn khám lại mắt. Nhãn áp 2 bên bình thường. Chụp đáy mắt ghi nhận phù gai thị 2 bên.

Siêu âm mắt xác nhận có phù gai thị 2 bên, đường kinh bao dây thần kinh thị giác bên P=5,1mm, bên T=5,5mm.


 Siêu âm mắt nghĩ đến tăng áp lực nội sọ, đề xuất chụp MDCT não tìm nguyên nhân tăng áp nội sọ. Trên phim MDCT, thấy 1 u từ đám rối màng mạch não thất bên, có vôi hóa, khoảng 30mm, gần lỗ Monro và giãn não thất bên bên T nhiều hơn bên P.


Đây là một trường hợp tăng áp nội sọ mạn tính do u màng mạch não thất bên bên T chỉ có biểu hiện thực thể ở mắt (phù gai thị, tăng ONSD T > P, mất thị lực từng lúc). Vì bệnh nhân có u tuyến bã quanh mũi nên cần tìm thêm bằng chứng bệnh  u xơ thần kinh (neurofibromatosis) Recklinghausen.


Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

SIÊU ÂM BUDD-CHIARI SYNDROME

Budd-Chiari syndrome là biểu hiện bế tắc dòng chảy đi của các tĩnh mạch trên gan, có thể ở bất cứ nơi nào ở trên mức các tĩnh mạch nhỏ trong gan. Đối với các nước phương Tây, Budd-Chiari syndrome là hậu quả của rối loạn đông máu (prothrombotic disorder) của hơn 75% bệnh nhân, trong khi phần lớn các trường hợp ở châu Á là do màng ngăn của tĩnh mạch chủ dưới (membraneous obstruction of the inferior vena cava, MOVC).


Phụ nữ trẻ chiếm đa số. Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ thể tối cấp với cao áp tĩnh mạch cửa nặng; thể cấp và bán cấp (đau bụng, dịch báng, và tổn thương gan nhiều mức độ); thể mạn tính (thường gặp hơn); cho đến tình trạng không có triệu chứng. Tuy nhiên, phân loại này không cung cấp đầy đủ thông tin để tiên lượng và thiết lập tiêu chuẩn điều trị. Tương quan lâm sàng tùy thuộc vào cả độ lan rộng của tiến trình bế tắc và tiến triển nhanh ra sao. Điều trị gồm điều trị kháng đông, xử lý biến chứng cao áp tĩnh mạch cửa, giải áp gan (transjugular intrahepatic portosystemic shunt, TIPS, hoặc surgical portosystemic shunt) và ghép gan. Bệnh nhân sống thêm 2 năm sau chẩn đoán có tiên lượng tốt.

X-quang chụp tĩnh mạch là khảo sát tham chiếu vì cho bằng chứng trực tiếp của huyết khối tĩnh mạch trên gan. Tuy nhiên, siêu âm màu cung cấp thông tin giải phẫu và huyết động học không xâm lấn, về tồn lưu tĩnh mạch trên gan và tĩnh mạch cửa và tuần hoàn bên.
Budd-Chiari syndrome được chẩn đoán qua nhiều loại dấu hiệu. Loại thứ nhất là những dấu hiệu chuyên biệt, là bằng chứng của tổn thương tĩnh mạch trên gan (vd, không thấy, thừng sợi (fibrous cord), huyết khối, và teo hẹp).
Loại thứ hai là những dấu hiệu gợi ý như bằng chứng của tuần hoàn bên (vd, spiderweb collaterals, subcapsular vessels, arcuate vessels đến tĩnh mạch chủ dưới, tuần hoàn bên giữa tĩnh mạch cửa và hệ thống tĩnh mạch trên gan) và tĩnh mạch thùy đuôi giãn khoảng 3mm hoặc lớn hơn. Loại thứ ba là những dấu hiệu khác và được hình thành bởi các dấu hiệu cũng xảy ra trong những điều kiện khác như các nốt tái tạo lành tính, phì đại thùy đuôi, cấu trúc nhu mô gan không đồng dạng, huyết khối tĩnh mạch cửa, tái lập tuần hoàn rốn và báng bụng.
Membraneous obstruction of the inferior vena cava (MOVC) rất hiếm gặp, được chẩn đoán do tắc tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch trên gan  hoặc cả 2. Dấu hiệu Color Doppler của tình trạng này đã được báo cáo nhiều.

Membraneous obstruction of the inferior vena cava do tắc đoạn gan của tĩnh mạch chủ dưới do một màng ngăn hay một thừng sợi có chiều dài thay đổi. Thường có kết hợp với tắc các tĩnh mạch trên gan.

Có 3 lọai. Type 1,  tĩnh mạch chủ dưới bị tắc do 1 màng ở ngang nơi đổ vào nhĩ P. Màng có thể hoàn toàn hoặc một phần với 1 lỗ ở giữa. Type 2, một đoạn  tĩnh mạch chủ dưới không có với chiều dài thay đổi; trường hợp này IVC gram hẹp ở chỗ tắc có hẹp hình nón đặc trưng. Type 3, tắc tĩnh mạch chủ dưới hoàn toàn,  thứ phát do huyết khối.

Bệnh sinh của màng ngăn hay thừng sợi gây tắc này chưa rõ. Có tác giả cho rằng  MOVC là một tổn thương bẩm sinh hoặc bất thường giải phẫu học phát triển. Tác giả khác đưa giả thuyết là do mắc phải. Okuda và cs cho rằng màng hay thừng gây tắc tĩnh mạch chủ dưới là tác động của huyết khối tái phát và đề nghị thuật ngữ “obliterative hepatocavopathy” để chỉ tình trạng này. Họ cũng cho rằng obliterative hepatocavopathy và primary hepatic vein thrombosis khác nhau về dịch tễ học, bệnh học và lâm sàng. Membraneous obstruction of the inferior vena cava hiếm khi xảy ra ở phương Tây nhưng thường gặp ở  India, South Africa, Japan, và Korea.



Dấu hiệu siêu âm của  MOVC được mô tả rõ và gồm: (1) tắc đoạn gan của tĩnh mạch chủ dưới , (2) tắc 1 hay nhiều nhánh tĩnh mạch trên gan, (3) tĩnh mạch trên gan có dòng đảo ngược (reversed flow), (4) dãn phần dưới tĩnh mạch trên gan P (inferior right hepatic vein), và (5) thông nối mạch máu giữa  inferior right hepatic vein và right or middle hepatic vein, hoặc cả 2.