Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

DẤU MẮT BÒ và DẤU HÌNH BIA ĐẢO NGƯỢC ở GAN

Bull’s Eye sign hay Target sign và  Reverse Target sign ở Gan




Là các nốt đồng echo (isoechoic mass) của gan  hoặc hơi echo dày (slightly hyperechoic) hơn mô gan bình thường và được bao quanh bởi  quầng echo kém [hypoechoic rim (halo)]. Quầng dày 3-5mm tương ứng với kích thước của u, thường thấy ở di căn gan trên siêu âm B-mode.



Hình của Carol Rumack, Diagnostic Ultrasound, 2005.



Dấu hình bia đảo ngược (Reverse Target sign)


Siêu âm B-mode với các tổn thương macronodular từ isoechoic đến hyperechoic  lan toả với  hyperechoic rim (reverse target sign) trong mô gan xơ dạng nốt. G J KRAUS, P SCHEDLBAUER, S LAX, D ZEBEDIN, and F FLUECKIGER: The reverse target sign in liver disease: a potential ultrasound feature in cirrhotic liver nodules characterization. The British Journal of Radiology, 78 (2005), 355–357.

Tóm tắt: Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường dùng nhất cho bệnh nhân theo dõi bệnh lý gan. Chúng tôi báo cáo về một bệnh nhân chưa từng được chẩn đoán chai gan trước đây có các tổn thương dạng hình bia khắp mô gan; trên siêu âm, là nhiều nốt tròn đồng nhất với tâm thay đổi từ đồng echo đến echo dày với quầng echo dày bao quanh. Chúng tôi gọi là dấu hình bia đảo ngược, vì có sự đảo ngược kiểu sinh echo điển hình ở bệnh lý di căn gan. Xin gợi ý là dấu hiệu siêu âm này có thể giúp chẩn đoán phân biệt các nốt chai gan với các tổn thương gan dạng nốt khác.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

PNEUMONIA COMPLICATED by PARAPNEUMONIC EFFUSION in CHILDREN, COMPARISON of ULTRASOUND and CT in the EVALUATION



Thảo luận


Không có sự đồng thuận trên các kỹ thuật hình ảnh tối ưu cho viêm phổi có biến chứng ở trẻ em. Tại nhiều trung tâm, bệnh nhân thường phải CT ngực chẩn đoán tràn dịch màng phổi  và bệnh lý chủ mô trước khi đặt ống ngực dẫn lưu hoặc phẫu thuật dẫn lưu và bóc màng phổi (decortication). Mặc dù CT ngực có hình ảnh nhanh chóng, việc tăng sử dụng CT trong nhi khoa làm tăng mối quan tâm về bức xạ ion hóa ngày càng tăng. Bởi vì các nguy cơ gây ra bệnh ung thư ở trẻ em của bức xạ từ chẩn đoán hình ảnh y tế được ước tính là cao = một trên 500, cần có chiến lược hình ảnh thay thế khác.

Vài nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của siêu âm ngực và CT ngực ở bệnh nhân viêm phổi biến chứng và tràn dịch do viêm phổi (parapneumonic effusion). Các nghiên cứu trước đây ở cả trẻ em và người lớn đã tập trung chủ yếu vào khả năng của siêu âm ngực hoặc CT ngực tương quan với giai đoạn tràn dịch hoặc để dự đoán kết quả lâm sàng và đã cho thấy kết quả thay đổi ra sao. Cả siêu âm ngực lẫn CT ngực đều không dự đoán được chính xác giai đoạn tràn dịch. Gần đây nhất, Jaffe et al  so sánh CT ngực và siêu âm ngực trong 31 trẻ em bị viêm phổi có biến chứng và tìm thấy có tương quan yếu trong effusion scores (cho điểm tràn dịch). Nghiên cứu này không bao gồm so sánh kết quả dấu hiệu chủ mô.

Kết quả của chúng tôi thống nhất với các báo cáo trước đó về việc sử dụng siêu âm ngực trong đánh giá parapneumonic effusion. Mặc dù siêu âm ngực bị giới hạn bởi trường nhìn nhỏ (small field of view) và shadowing của các cấu trúc sâu bởi khí nằm trên (overlying air), chúng tôi thấy rằng siêu âm ngực cũng phát hiện được dịch màng phổi và tạo ngăn (loculation) khi so sánh với CT ngực. Siêu âm ngực hơn CT ngực trong khả năng phát hiện thành phần dịch màng phổi trong đó sợi fibrin (fibrin strands), là dấu hiệu sớm của dịch màng phổi tổ chức hóa. Trong nghiên cứu của chúng tôi, loculation thấy trên CT ngực cũng thấy được trên siêu âm ngực trong tất cả các bệnh nhân ngoại trừ một người chậm trễ làm siêu âm ngực và CT ngực có thời gian cho tràn dịch được tổ chức hóa nhiều hơn. Trong nhóm nhỏ bệnh nhân trải qua VAT, tất cả, nhưng một trong những bệnh nhân với phẫu thuật xác nhận empyema cho thấy dịch loculated trên siêu âm ngực và CT ngực khi thực hiện trong vòng vài ngày, và tất cả siêu âm ngực đều cho thấy có fibrin stranding.

Các khuyến nghị BTS gần đây nhất khuyến khích việc sử dụng siêu âm ngực để xác nhận tràn dịch màng phổi, nhưng các guidelines lưu ý rằng tăng cường độ tương phản CT ngực có ích cho việc đánh giá bệnh lý chủ mô nặng. Điều này có nhiều ý nghĩa lâm sàng vì viêm phổi hoại tử đòi hỏi một đợt kháng sinh kéo dài. Tuy nhiên, trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi, siêu âm ngực có kết quả tương tự như CT ngực có tăng cường độ tương phản trong chẩn đoán đông đặc phổi, hoại tử phổi và ápxe phổi.

Nghiên cứu này bị giới hạn bởi kích thước mẫu nhỏ. Ngoài ra, siêu âm ngực không được đánh giá trong thời gian thực vì là hồi cứu. Chúng tôi cũng thừa nhận rằng, trong khi CT ngực được chuẩn hóa bằng cài đặt máy, chất lượng kỹ thuật của siêu âm ngực rất biến thiên trong mẫu của chúng tôi. Cần lưu ý, hình ảnh với đầu dò linear  hơn hẵn đầu dò sector trong phát hiện bất thường của cả màng phổi và nhu mô phổi.

Trong nhóm trẻ em bị viêm phổi biến chứng bởi parapneumonic effusion, siêu âm ngực cung cấp dữ liệu tương tự như CT ngực trong đánh giá tràn dịch màng phổi cũng như đánh giá đông đặc chủ mô (parenchymal consolidation), hoại tử (necrosis) hoặc ápxe. CT ngực đã không cung cấp bổ sung thêm bất kỳ thông tin lâm sàng hữu ích nào mà siêu âm ngực đã thấy. Lợi ích của siêu âm ngực trên CT ngực bao gồm portability, không cần cho bệnh nhân an thần, và khả năng phát hiện sợi fibrin vượt trội trong tràn dịch màng phổi, tương đương với phát hiện empyema trong nghiên cứu. Theo nguyên tắc của việc giảm thiểu tiếp xúc với bức xạ ALARA (as low as reasonably achievable), chúng tôi đề nghị việc đánh giá  viêm phổi có biến chứng ở  trẻ em  nên gồm chụp x-quang ngực và siêu âm ngực. CT ngực có thể được dành riêng cho những bệnh nhân mà siêu âm ngực khó khăn về mặt kỹ thuật hoặc cần phân biệt với những dấu hiệu lâm sàng khác.