Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

SHEARWAVE ELASTOGRAPHY (SWE) IN BREAST DISEASES: OUR INITIAL EXPERIENCE

SHEARWAVE ELASTOGRAPHY (SWE) IN BREAST DISEASE: OUR INITIAL EXPERIENCE
Dr NGUYỄN DUY THƯ-Dr PHAN THANH HẢI, MEDIC MEDICAL CENTER, HCMC, VIETNAM

ABSTRACT : Purpose: Applying shear wave elastography (SWE) to examine the breast diseases in routine of an outpatient clinic, Medic Medical Center, HCMC, Vietnam. Materials and Methods : A cross-sectional descriptive and prospective study with color Doppler ultrasound (MEDISON Accuvix), shear wave elastography (Multiwave SUPERSONIC IMAGINE) in compare to fine needle aspiration of cytology(FNAC) and core biopsy on 30 cases in 5 months from November 2009 to March 2010 in Breast Clinic of Medic Medical Center. Results : With all 30 cases we have 12 cases benign tumors (group I) , 15 cases malignant tumors (group II) and 3 cases of tuberculosis (group III) with elastic values (elastographic ratio, ER and elastic score kPa): group I (ER :1.3- 4.6/ kPa : 11 - 81), group II (ER : 4.2 - 26.4/ kPa : 44 - 251), and group III (ER : 06 - 9.4 / kPa : 97 - 139). On evaluating the elastograms we have group I with elastogram in the middle of the color scale; the elastogram of group II in the red score; and the elastogram of group III with marginal part in red, central part in blue and the loss signal regions (necrotic fluid). Discussions: It is necessary to compare the kPa, ER and elastogram with B-mode images to characterize the malignancy and differentiate a tumor from a tuberculosis. On SWE we pay more attention to the ER, if a tumor has a low score of stiffness (kPa) in comparison to the surroundings in high score of stiffness (high ER), it will have a probable malignancy. For a successful biopsy, it should make a choice in the red region on elastogram and avoid the blue and the loss signal region (fluid). With breast tumors in BIRADS III and lower have high ER and kPA (possible malignant) performing a core biopsy is reasonnable. Of BIRADS IV and higher tumors with low kPa and ER (possible benign) we make a choice to do a FNAC or a follow-up in 6 months. Conclusions: Shear wave elastography is a new potential tool which helps realizing easily the hard region of a lesion for biopsy and also facilitating to manage patients in the breast disease. Our initial experience on SWE in the breast disease is a first step of breast screening programs and we will publish later this topic with more numbers of patient in Vietnam.

SIÊU ÂM ĐÀN HỒI SÓNG BIẾN DẠNG TRONG BỆNH LÝ TUYẾN VÚ: KINH NGHIỆM BAN ĐẦU


Bs Nguyễn Duy Thư – Bs Phan Thanh Hải

TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC - Thành phố Hồ Chí Minh

I.Giới Thiệu:

-Bệnh lý tuyến vú là bệnh lý phức tạp, liên quan đến thẩm mỹ, nội tiết, và cuộc sống. Vì vậy việc tìm ra nhiều phương tiện chẩn đoán ngày càng chính xác, ngày càng sớm là cần thiết. Để đi đến quan điểm chẩn đoán và điều trị ít xâm lấn cho bệnh nhân, gần đây đã ra đời thế hệ máy siêu âm đàn hồi đo độ cứng của khối u, đã góp phần tích cực cho chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú.

-Chúng tôi có 30 ca, được thực hiện siêu âm đàn hồi sóng biến dạng (shear wave elastography, SWE) trên máy Multiwave SUPERSONIC IMAGINE trong 5 tháng tại MEDIC.

II.Phương Pháp :

Chúng tôi chọn bệnh nhân đến khám tại phòng khám nhũ và siêu âm B-mode có bệnh lý tuyến vú .

Sau đó tiến hành làm SWE và sinh thiết + Gỉai phẫu bệnh đối chiếu (core biopsy)

III.Kết Quả:

Trong tổng số 30 ca:

12 ca u lành tính (FA và FC) # 40 %

03 ca lao vú 10 %

15 ca ung thư vú 50 %



Bảng 1 :



Bảng 2:






Chú thích:

*kPa :độ cứng được đo bằng đơn vị kiloPascal

*ER (Elasto Ratio) :tỉ lệ độ cứng của mô u so với mô lành bên cạnh

U Lành Tính : ER : 1.3- 4,6

kPa : 11 - 81



U Ác Tính : ER : 4,2 - 26,4

kPa : 44 -251



Lao Vú : ER : 06 - 9,4

kPa : 97 - 139





Hình 1: FC ( 19 kPa và ER :2,7 )
Hình 2: Adenocarcinoma (44 kPa , ER : 19,2)***B-mode bờ không đều, không thấy co rút hay thâm nhiễm rõ.



Hình 3: Tuberculosis of Breast ( 97 kPa , ER :9,4 ) B-mode echo kém dạng lan tỏa, phù nề thâm nhiễm viền, bên trong echo kém dạng mô đặc.



IV.Bàn Luận:

1. kPa thấp + ER thấp : chẩn đoán ngay u lành tính

2. kPa cao + ER cao : chẩn đoán u có xu hướng ác tính hay lao? Chúng ta cần phân tích bản đồ màu, hình ảnh B-mode và kết hợp lâm sàng để đưa ra chẩn đoán lao hay ung thư vú.

3. Mối liên quan giữa giá trị kPa và ER : giá trị kPa hay ER quan trọng hơn,yếu tố nào cũng quan trọng. Theo quan sát của chúng tôi thì giá trị ER có phần quan trọng hơn. Nếu u có độ cứng thấp (kPa) mà so với mô bên cạnh cao (ER cao) thì khả năng ác tính cao.

4. Phân tích bản đồ màu  (elastogram) trên hình SWE

-U lành tính : thông thường bản đồ màu nằm khoảng giữa thang màu ( từ mềm đến cứng) phân bố màu trung gian khá đồng đều.

-U ác tính : bản đồ màu lệch về phía màu đỏ (cứng) và phân bố khá đồng đều từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.

-Lao vú : bản đồ màu vùng rìa thì lệch lên trên hướng màu đỏ (cứng) vùng trung tâm tổn thương lại lệch về phía trung gian (xanh) và có vùng mất tín hiệu (dịch hoại tử) .

@ Vì vậy chúng ta phải phối hợp tất cả những yếu tố ( kPa, ER và bản đồ màu) để có một chẩn đoán elastography chính xác.



Hình minh họa:



Hình 1: FA với bản đồ màu trung gian và dàn đều.


Hình 2: Ung thư vú với bản đồ màu lệch về thang màu đỏ (cứng) và dàn đều.



Hình 3: Lao vú, với vùng rìa lệch về màu đỏ (cứng), bên trong màu xanh và có vùng mất tín hiệu.

V.Kết Luận:

Để giảm can thiệp quá mức hoặc can thiệp không tới làm chậm trể chẩn đoán và điều trị, chúng ta nên đặt vấn đề ứng dụng SWE như sau :

1. Siêu âm B-mode : BIRADS III trở xuống :

a. ER và kPa đều thấp. Cho bệnh nhân theo dõi không can thiệp gì hết.

b. ER và kPa đều cao : Nghi ngờ ác tính, chỉ định sinh thiết (core biopsy)

2. Siêu âm B-mode : BIRADS IV trở lên:

a. kPa và ER đều cao : Ác tính. Cho bệnh nhân làm sinh thiết + GPB ngay.

b. kPa và ER thấp : Nghĩa là xu hướng lành tính : có thể chỉ chọn lựa làm tế bào học hoặc chỉ tiếp tục theo dõi (6 tháng).

3. Khi siêu âm B-mode khó phân định BIRADS III hay IV : dùng SWE để phân định và sau đó chọn lựa sinh thiết giải phẫu bệnh (GPB) hay tế bào học (TB) hoặc theo dõi bệnh nhân.

4. Chúng ta nên phân tích bản đồ màu : để góp phần chẩn đoán phân biệt, chọn lựa cách làm sinh thiết (TB hay GPB) và vị trí sinh thiết. Nên lấy sinh thiết tại những vị trí cứng (màu đỏ) vì nếu lấy nhằm những vị trí hoại tử hay những ổ dịch (màu xanh dương hoặc mất tín hiệu) thì sẽ không đạt kết quả.

Không có nhận xét nào :