ARFI định lượng độ đàn hồi mô và mất chức năng thận ghép: Kinh nghiệm lâm sàng đầu tiên, K.F. Stock, B.S. Klein, M.T. Vo Cong, C. Regenbogen, S. Kemmner, M. Büttner, S. Wagenpfeil, E. Matevossian, L. Renders, U. Heemann, C. Küchle, Clinical Hemorheology and Microcirculation, Volume 49, Number 1-4 / 2011.
TÓM TẮT
Tình hình và mục tiêu:
Ngoài bệnh sử, khám lâm
sàng và kết quả xét nghiệm, các thông số siêu âm không xâm lấn như kích thước
thận và giá trị Doppler (như chỉ số trở kháng RI) là những phương tiện quan
trọng cho quyết định lâm sàng trong theo dõi thận ghép. Tiêu chuẩn vàng để chẩn
đoán thận ghép mất chức năng vẫn là sinh thiết thận. ARFI định lượng là công
nghệ mới dựa vào siêu âm dùng để đo các đặc điểm đàn hồi mô. Cho đến nay kinh
nghiệm của kỹ thuật mới này chưa được báo cáo trong theo dõi thận ghép. Mục
tiêu nghiên cứu này nhằm đánh giá các thay đổi của số đo ARFI giữa thận ghép ổn định về lâm sàng và mất
chức năng ghép chứng minh bằng sinh thiết.
Phương pháp: Chúng tôi
dùng VTQ để đo định lượng độ cứng mô ở
vỏ thận ghép. Chúng tôi thực hiện initial baseline và sau đó khám siêu âm đánh
giá bệnh lý ở 8 bệnh nhân ghép thận trong một nghiên cứu tiền cứu. Bệnh nhân
được khảo sát trước chức năng ghép ổn định theo một giao thức sau ghép thận
thường quy theo lệ. Khám theo dõi lần hai được thực hiện khi mất chức năng
ghép trước sinh thiết thận ghép và đánh giá mô học. Tất cả bệnh nhân được đo
định lượng ARFI (mỗi thận 15 lần đo). Chỉ
số RI được tính bằng cách dùng Doppler
xung, và kích thước thận ghép được đo với siêu âm B-mode. Tất cả mẫu sinh thiết
được đánh giá bởi chuyên gia niệu bệnh học không được thông báo kết quả siêu
âm. Chẩn đoán mô bệnh học dựa trên kết quả sinh thiết, kết quả lâm sàng và xét
nghiệm sinh hoá. Sau cùng chúng tôi tính toán các thay đổi liên quan đến ARFI
định lượng, chỉ số RI và kích thước thận với chẩn đoán bệnh học cuối cùng.
Kết quả: Kết quả mô học
cho thấy có 5 ca thải ghép cấp tính tế bào T trung gian (acute T-cell-mediated
rejection), 1 ca ngộ độc ức chế calcineurin (calcineurin inhibitor toxicity) và
2 ca hoại tử ống thận cấp (acute tubular necrosis). Calcineurin inhibitor
toxicity và acute tubular necrosis được xếp vào loại “bệnh lí khác”. Giá trị
ARFI bình quân cho thấy tăng bình quân hơn 15% ở thận ghép với bằng chứng mô
học thải ghép cấp tính, trong khi thận ghép với bệnh lí khác không có gia tăng.
Giá trị RI bình quân cũng không tăng cả ở nhóm thải ghép cấp tính, lẫn ở nhóm
với bệnh lí khác. Kích thước thận cho thấy tăng bình quân tuyệt đối 0,5 cm ở
thận thải ghép cấp tính, trong khi giảm bình quân 0,17 cm ở nhóm có bệnh lý
khác.
Kết luận: Như các nghiên cứu khác cho thấy,
giá trị RI và kích thước thận có lợi ích đáng ngờ trong đánh giá thận ghép mất
chức năng. Đo độ đàn hồi ARFI chứng tỏ là thông số không xâm lấn bổ túc đầy hứa
hẹn trong việc theo dõi chẩn đoán thải ghép thận.
ARFI-based tissue elasticity quantification and kidney graft
dysfunction: First clinical experiences, K.F. Stock, B.S. Klein,
M.T. Vo Cong, C. Regenbogen, S. Kemmner, M. Büttner, S. Wagenpfeil, E.
Matevossian, L. Renders, U. Heemann, C. Küchle, Clinical Hemorheology and
Microcirculation, Volume 49, Number 1-4 / 2011
Abstract
Background and purpose:
Beyond the medical history, the clinical exam and lab findings, non-invasive
ultrasound parameters such as kidney size and Doppler values (e.g. the
resistive index) are important tools assisting clinical decision making in the
monitoring of renal allografts. The gold standard for the diagnosis of renal allograft
dysfunction remains the renal biopsy; while an invasive procedure, the
justifiable necessity for this derives from its definitive nature a requirement
beyond the synopses of all non-invasive tools. “Acoustic Radiation Force
Impulse Imaging”(ARFI)-quantification is a novel ultrasound-based technology
measuring tissue elasticity properties. So far experience related to this new
method has not been reported in renal transplant follow-up. The purpose of this
study was to evaluate changes in ARFI-measurements between clinically stable
renal allografts and biopsy-proven transplant dysfunction.
Methods: We employed
“Virtual Touch™ tissue quantification” (Siemens Acuson, S2000) for the
quantitative measurement of tissue stiffness in the cortex of transplant
kidneys. We performed initial baseline and later disease-evaluative ultrasound
examinations in 8 renal transplant patients in a prospective study design.
Patients were first examined during stable allograft function with a routine
post-transplant renal ultrasound protocol. A second follow-up examination was
carried out on subsequent presentation with transplant dysfunction prior to
allograft biopsy and histological evaluation. All patiens were examined using
ARFI-quantification (15 measurements/kidney). Resistive indices (RI) were
calculated using pulsed-wave Doppler ultrasound, and transplant kidney size was
measured on B-mode ultrasound images. All biopsies were evaluated
histologically by a reference nephropathologist unaware of the results of the
ultrasound studies. Histopathological diagnoses were based on biopsy results,
taking clinical and laboratory findings into account. Finally we calculated the
relative changes in ARFI-quantification, resistive indices and the absolute
change of kidney size on a percentage basis at these defined assessment times
and compared the results with the final pathologic diagnosis.
Results: Histological
results enumerated five cases of acute T-cell-mediated rejection, one case of
calcineurin inhibitor toxicity and two cases of acute tubular necrosis.
Calcineurin inhibitor toxicity and acute tubular necrosis were subsumed as
“other pathologies”. Mean ARFI-values showed an average increase of more than
15% percent in transplants with histologically proven acute rejection whereas
no increase was seen in transplants with other pathologies. Mean RI-values
showed no increase either in the diagnostic group of acute rejection, nor in
the group with other pathologies. Kidney size showed a mean absolute increase
of 0.5 centimetres in allografts with acute rejection, whereas a mean decrease
of 0.17 centimetres was seen in the group with other pathologies.
Conclusion: As shown before in other studies,
RI values and kidney size are of doubtful utility in the evaluation of kidney allograft
dysfunction. ARFI-based elasticity measurement shows promise as a complementary
non-invasive parameter in follow-on diagnosis of renal allograft rejection.