Tổng số lượt xem trang

Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn dày vách túi mật. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn dày vách túi mật. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

DÀY VÁCH TÚI MẬT và TIÊN LƯỢNG NẶNG SỐT XUẤT HUYẾT DENDUE








Summary

 Dengue fever is one of the most common viral infections with variable clinical presentations and degrees of severity. Gall bladder wall thickening is one of the most common findings in dengue fever. The authors demonstrated four distinct patterns of gall bladder wall thickening in dengue fever patients. The uniform echogenic layer was found to be more common in dengue fever without warning sign, while the honeycomb pattern was more common in severe dengue fever. The research concluded that the patterns of gall bladder wall thickening can be used to diagnose the severity of disease and, when combined with the pattern type in serial ultrasound, may predict the prognosis of the disease.

FURTHER READING:

DÀY VÁCH TÚI MẬT : CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

VIÊM TÚI MẬT HOẠI TỬ: DẤU HIỆU SIÊU ÂM DÀY VÁCH TÚI MẬT và TĂNG BẠCH CẦU


OBJECTIVE. The purpose of our study was to determine, first, if gallbladder wall striations in patients with sonographic fndings suspicious for acute cholecystitis are associated with gangrenous changes and certain histologic features; and, second, if WBC count or other sonographic fndings are associated with gangrenous cholecystitis.
MATERIALS AND METHODS. Sixty-eight patients who underwent cholecystectomies within 48 hours of sonography comprised the study group. Sonograms and reports were reviewed for wall thickness, striations, Murphy sign, pericholecystic fluid, wall irregularity, intraluminal membranes, and luminal short-axis diameter. Medical records were reviewed for WBC count and pathology reports for the diagnosis. Histologic specimens were reviewed for pathologic changes. Statistical analyses tested for associations between nongangrenous
and gangrenous cholecystitis and sonographic fndings and for associations between wall striations and histologic features.
RESULTS. Ten patients had gangrenous cholecystitis and 57, nongangrenous cholecystitis. One had cholesterolosis. Thirty patients had wall striations: 60% had gangrenous and 42% nongangrenous cholecystitis. There was no association with the pathology diagnosis (p = 0.32). There was no association between any histologic feature and wall striations (p ≥ 0.19).

A Murphy sign was reported in 70% of patients with gangrenous cholecystitis and in 82% with nongangrenous cholecystitis; there was no association with the pathology diagnosis (p = 0.39). Wall thickness and WBC count were greater in patients with gangrenous cholecystitis than in those with nongangrenous cholecystitis (p ≤ 0.04).


CONCLUSION. Gallbladder wall thickening and increased WBC counts were associated with gangrenous cholecystitis; however, there was considerable overlap between the two groups. Wall striations and a negative Murphy sign were not associated with gangrenous cholecystitis.

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

TISSUE ABERRATION CORRECTION

HIỆU CHỈNH SAI LỆCH MÔ: Giải pháp mới tăng cường chất lượng hình ảnh ở bệnh nhân béo phì

Thomas P. Gauthier, Douglas R. Maxwell, và Systems Design Engineers of Philips
www.healthcare.philips.com/pwc_hc/.../dl_tissue_whitepaper_en.pdf

Dẫn nhập

Các máy siêu âm quy ước đảm bảo tốc độ âm hằng định khi tạo hình. Điều này được chuyển cho phần cứng thực hiện rất đơn giản nhưng độ mạnh hạn chế có ảnh hưởng đến biến thiên tốc độ âm trong cơ thể. Tình trạng này càng rõ khi tạo hình ở bệnh nhân thừa cân vì siêu âm khó truyền qua lớp mỡ dưới da hơn khi qua nhu mô gan. Thách thức của siêu âm là phải xuyên thấu vào đủ sâu trong bụng để cung cấp thông tin chẩn đoán. Vấn đề này rất quan trọng trong tình hình mới, vì siêu âm trở thành phương tiện chẩn đoán hình ảnh được chọn cho các bệnh nhân không thể chụp CT/MRI (vì không đủ rộng cho bệnh nhân thừa cân).

Với thuật toán tạo chùm (beamforming) siêu âm phải đáp ứng và thích nghi với thuật toán này để khám bệnh nhân thừa cân: tăng cường chất lượng hình ảnh và khả năng xuyên thấu, và cung cấp thông tin chẩn đoán chính xác.



Tạo chùm (Beamforming) là gì?

Trong siêu âm xung có 2 loại chùm:

- Chùm dẫn truyền theo một xung âm truyền theo một đường quét được cho. Nói khác đi nó trình bày một phần cơ thể được siêu âm thắp sáng, rồi phản âm trở lại tới đầu dò để xử lý và biểu hiện thành một hình (H.1).




H. 1. Tín hiệu chỉnh nét và quét để tạo chùm (“beams”)



- Chùm nhận là một vùng nguồn do nhiều điểm tạo thành được kết hợp với đường được cho của hình siêu âm. Chùm nhận càng rộng, độ ly giải bên (lateral resolution) của hình siêu âm càng giảm. Cũng vậy chùm nhận rộng hơn gây nên vết dội tạp (clutter) khắp nơi trong hình siêu âm.

Chỉnh nét động chùm nhận (dynamic receive focusing)


Mục tiêu của chỉnh nét động tối hảo trong bộ phận tạo chùm không thích nghi (non-adaptive beamformer) là  ước lượng sự trì hoãn (delay) tốt nhất của biến tử (yếu tố đầu dò) một cách tiên nghiệm (a priori) liên quan với một đường quét điểm tham chiếu (một vị trí khởi động ảo, thường ở trên bề mặt đầu dò), và rồi thực hiện sự trì hoãn này trong bộ phận nhận (receiver). Mỗi biến tử có một delay khác nhau theo một hàm (function) của điểm khu trú trong không gian cách xa điểm tham chiếu. Trong việc thực hiện chỉnh nét động, sự trì hoãn là hàm của thời gian nhận hoặc thời khoảng (range). Phần lớn các công nghiệp siêu âm biết dùng “chính xác” hoặc “xấp xỉ” các phương trình hình học để tính toán các trì hoãn thời gian cần thiết theo hàm của thời khoảng. Những phương trình này chỉ cần biết vị trí điển hình của điểm khu trú trong không gian theo đường quét mong muốn và vị trí của biến tử và tham chiếu (theo lộ trình tốc độ âm) như minh họa dưới đây.


H. 2. Chỉnh nét động đơn giản hóa (Simplified Dynamic Focus Geometry)


Lợi ích của phương pháp này là có thể thiết kế dễ dàng phần cứng của bộ phận nhận mà không cần tốn chỗ nhiều để xác định đường biểu diễn độ trì hoãn theo mỗi đường quét của mỗi biến tử. Bất lợi là khó đánh giá  biến thiên tốc độ âm giữa nguồn tán xạ và biến tử đầu dò.

Hãng Philips biến đổi thuật toán beamforming để tạo hình bệnh nhân thừa cân tốt hơn như thế nào?

Như trong phần dẫn nhập, máy siêu âm quy ước đảm bảo một tốc độ âm hằng định khi tạo hình. Tuy nhiên cơ thể người không thể tạo mẫu như là môi trường đồng dạng (homogenous medium) với  tốc độ âm là 1540m/s. Có nghĩa là mỗi máy siêu âm cần một giá trị tốc độ âm vì input không được vận hành chính xác bởi máy. Hoạt động beamforming đặc biệt chịu ảnh hưởng của sai lệch tốc độ âm. Trong thực hành, mô phỏng giá trị sai của tốc độ âm sẽ chuyển thành biến dạng dẫn truyền,  biến dạng chùm nhận và rồi làm giảm chất lượng hình và giảm xuyên thấu.

Hãng Philips tạo hình bệnh nhân thừa cân với cốt lỏi là làm cho máy siêu âm nhận biết nhiều hơn đặc điểm môi trường được tạo hình  và đặc biệt, sự tăng giảm tốc độ âm của máy theo độ sâu. Thay vì bảo đảm một tốc độ âm độc nhất và cố định xuyên suốt môi trường tạo hình, máy sẽ mô phỏng môi trường (medium) theo phân lớp, mỗi lớp với một giá trị tốc độ âm khác nhau. Khi tạo hình bụng bệnh nhân thừa cân, bụng được định dạng thành 2 lớp (H.3).

             H.3. Lớp mỡ (Fat Layer Geometry)


Giá trị tốc độ âm trong lớp mỡ nông, dựa theo y văn, được cài đặt là 1450m/s. Nhu mô gan thuộc lớp sâu, tốc độ âm là 1540m/s. Đó chính là nguyên lý đổi mới của hãng Philips: áp dụng thuật toán non-adaptive beamforming, bởi vậy càng mạnh hơn với bệnh nhân thừa cân này sang bệnh nhân thừa cân khác, và càng ít lệ thuộc người khám. Không cần điều chỉnh giá trị tốc độ âm theo bề dày lớp mỡ. Điều này làm đơn giản hóa kinh nghiệm người khám. Trong lúc khám người sử dụng nhìn qua bệnh nhân rồi quyết định lúc nào sử dụng khả năng hiệu chỉnh sai lệch mô. Nếu chọn thì hiệu chỉnh tốc độ âm sẽ làm tăng chất lượng hình trên bệnh nhân thừa cân mà không phải vặn nút điều chỉnh.


Thực hiện chỉnh nét động này dựa trên trình tự đánh giá thích ứng tốt nhất từng phần (best-fit segments to approximate the desired estimator). Tùy vào thuật toán, có thể cần thêm bộ nhớ đủ để tái tạo đánh giá đường biểu diễn trì hoãn nhưng mềm dẻo trong đánh giá những thay đổi trì hoãn do phản hồi của các lớp tác động.

Nguyên lý Fermat- lan truyền qua lớp trung gian

Các mẫu chỉnh nét dùng nguyên lý Fermat để đánh giá thời gian truyền từ biến tử đầu dò đến một điểm khu trú. Trong quang học, nguyên lý Fermat (còn gọi là nguyên lý thời gian tối thiểu) phát biểu rằng, giữa 2 điểm một tia sáng luôn truyền theo đường ngắn nhất. Nguyên lý này có thể ứng dụng vào lãnh vực siêu âm và diễn đạt thời gian lý thuyết (bay) giữa biến tử đầu dò và một điểm khu trú.


Kết quả lâm sàng

Một vài ví dụ lâm sàng đáng giá của giải pháp beamforming trong tạo hình bụng bệnh nhân thừa cân. Trong hình 4, đường viền vách mạch máu được tăng cường cũng như giảm vết dội tạp (clutter). Hình 5, cũng cho thấy đường viền mạch máu rõ hơn và kiểm soát được mức độ của vết dội tạp khi lớp mỡ được thuật toán beamforming giải quyết.




H. 4a. Trước hiệu chỉnh         H. 4b. Sau hiệu chỉnh.




H. 5a. Không hiệu chỉnh         H. 5b. Có hiệu chỉnh



Trong hình 6, hiệu chỉnh tốc độ âm giúp tạo hình túi mật rõ hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi tìm sỏi túi mật. Hình 7 được so sánh với hình trước, cho thấy hiệu chỉnh tốc độ âm ở bụng bệnh nhân thừa cân mà không cần chỉnh bề dày lớp mỡ và do đó đơn giản hóa kinh nghiệm của người khám.



H. 6. So sánh hình túi mật




H. 7. Hiệu chỉnh tương tự với bề dày lớp "sai"


Kết luận

Béo phì là nguyên nhân làm siêu âm thất bại khi cung cấp thông tin chẩn đoán. Nguyên nhân chính của giảm chất lượng hình là do mô phỏng tốc độ âm không chính xác ở người có lớp mỡ quá dày. Thực hiện hiệu chỉnh sai lệch mô làm tăng cường chất lượng hình ở người béo phì khó khám. Không có thuật toán hiệu chỉnh mô sẽ khó phân biệt giữa các mô khám và hình sẽ không rõ nét. Tích hợp các đặc điểm then chốt này chỉ trong một nút bấm làm đơn giản cuộc khám và chắc chắn làm giảm đi số lần khám thất bại ở bệnh nhân béo phì.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Ultrasound and 12 cases of Toothpick MisEating in 2008-2018


NHÂN 12 CA NUỐT TĂM XỈA RĂNG: VAI TRÒ SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN

 LÝ VĂN PHÁI, LÊ VĂN TÀI, PHẠM THỊ THANH XUÂN, LÊ THỊ THANH THẢO, LÊ TỰ PHÚC, LÊ THANH LIÊM, PHAN THANH HẢI


Nuốt phải tăm xỉa răng không phải dễ chẩn đoán. Y văn có 134 ca đã báo cáo với CT là phương tiện phát hiện trước can thiệp, một số siêu âm có thể thấy được, và trong đó 35% trường hợp  bỏ sót.


Tại Medic từ 2008 đến nay có 12 trường hợp [01 ca ở nữ] nuốt phải tăm xỉa răng được phát hiện  chủ yếu bằng siêu âm [11/12 ca] và CT xác chẩn:
-          2 ca xuyên tá tràng D2 và D3, 1 ca CT không xác định được.
-          2 ca xuyên dạ dày, 1 xuyên dính gan T, 1 xuyên tới nhánh T tĩnh mạch cửa và tạo huyết khối trong tĩnh mạch cửa.
-          2 ca xuyên dạ dày qua túi mật.
-          1 ca xuyên  đại tràng sigma.
-          1 ca xuyên thực quản  ra tuyến giáp sau uống cà phê [nữ].
-          2 ca trong mạc nối lớn gây áp xe thành bụng rốn P và áp xe thành bụng hố chậu T.
-          1 ca trong mạc nối lớn thượng vị.
-          1 ca siêu âm không thấy, CT phát hiện.


     6 ca lấy tăm qua mổ, 3 ca rút tăm qua nội soi tiêu hoá và 3 ca theo dõi điều trị nội khoa 2 tuần. Lâm sàng sau can thiệp hết đau, sinh hoạt bình thừơng, không có biến chứng.
  Hình ảnh siêu âm của tăm  xỉa răng= cấu trúc dạng dài, echo dày trung bình, không có bóng lưng sau. Nếu xuyên thành ống tiêu hóa thì thấy cả 2 đầu ở 2 bên vách ống tiêu hóa, với đầu tận tự do hoặc cắm vào cơ quan lân cận. Nếu thấy ngoại vật trong mạc nối lớn thì ngoại vật đã ra khỏi ống tiêu hóa để vào trong ổ phúc mạc hoặc sau phúc mạc.
 

    Thường bệnh nhân không nhớ đã nuốt phải tăm lúc nào. Không có bệnh nhân có rối loạn tâm thần như y văn. Thói quen ngậm tăm hầu như không có ghi nhận. Tập quán cho tăm vào ly bia của Đài loan đã được báo cáo không có ở Việt nam.  Siêu âm Medic phát hiện nhờ thấy ngoại vật xuyên thành ống tiêu hóa ở các trường hợp đau bụng khu trú. Phân biệt tăm xỉa răng [dày] với xương cá [mảnh hơn] vẫn là thách thức của bác sĩ siêu âm.


ULTRASOUND  DETECTED TOOTHPICK  INGESTION 
NGUYEN THIEN HUNG,  LY VAN PHAI, LE VAN TAI,  PHAM THI THANH XUAN, LE THI THANH THAO, LE TU PHUC,  LE THANH LIEM, PHAN THANH HAI.

MEDIC MEDICAL CENTER, HCMC, VIETNAM

Toothpick ingestion is hard to reveal by ultrasound. In literature  there are 134 published cases   in which CT takes main role of imaging modalities  and still 35% of cases in misdiagnosing.

     In MEDIC CENTER, there are 12 cases of toothpick ingestion which were detected    by ultrasound (11/12 cases) and CT confirmed later since 2008.
·        2 cases of perforation of D2 and D3, one case CT missed.
·        2 cases of perforation of stomach in which is comes to left lobe of liver and cases thrombus in left portal vein.
·        2 cases of perforation of stomach coming to gallbladder.
·        1 case of perforation sigmoid colon.
·        1 case of perforation of esophagus coming to thyroid after coffee drinking in a female patient.
·        2 cases in great epiploon induced abdominal wall abscesses in near umbilicus and in left lower quadrant.
·        1 case in great omentum in epigastric region.
·        1 case CT detected and ultrasound missed.

Invasive retrieval of toothpick infections by surgery for 6 cases, by endoscopy with  3 cases and  3 cases only medical treatments in 2 weeks.
All of cases remain well without complications.


Ultrasound findings of toothpick ingestion= line structure, mediate hyperechoic, no posterior shadowing. In case of perforation of digestive tube, one could be shown both 2 ends in 2 sides of digestive tube wall, with liberal end or with end in adjacent organ. In case toothpick is shown in epiploon then it is out of digestive tube and coming to peritoneal sac or retroperitoneal space.


Patients nearly could not remember when they ingested toothpick. There are no patient with psychological problem in all cases. No patient with bad habit of holding toothpick in mouth. Ultrasound detected toothpick ingestion in cases of local abdominal pain with foreign bodies perforating digestive tube wall. But different diagnosis toothpick (thickening) from fishbone is still challenging for sonologist.










NHÂN 5 CA XƯƠNG CÁ TẠO ÁPXE Ở CỔ VÀ Ổ BỤNG.


Gồm 5 ca, trong đó có 1 ca từ bệnh viện Bình an Kiên giang [ca 313], hóc xương gây áp xe vùng cổ, 


còn lại 1 ca trong tuyến bọt dưới hàm và 3 ca trong ổ bụng tại Medic Hòa Hảo, với 1 ca áp xe trước gan T trì hoãn 2 tháng gây viêm phúc mạc, 2 ca còn lại gây ápxe gan P  và  1 ca  xuyên túi mật qua gan.

Ca mới nhất = Xương cá gây viêm phúc mạc sau siêu âm 2 tháng.



Bnh nữ 43 tuổi, siêu âm 19-5 =ápxe trước gan T nghi có ngoại vật (bs Võ thị ThanhThảo), được CT xác chẩn có ngoại vật xương cá 25mm [bs Trần Lãm], siêu âm lần 2 (13/6) = ápxe trước gan T nghi có ngoại vật, hình ảnh  không thay đổi so với lần trước, [bs Lê thị Thanh Thảo], hội chẩn ngày7/7 với  bs GĐ chuyển bv Bình dân, cho về không mổ , sáng nay 16/7 mổ viêm phúc mạc tại bv Bình dân, ngoại vật là xương cá.


Hình ảnh siêu âm xương cá trong ổ ápxe là cấu trúc dạng đừơng, echo dày, dài, mảnh, không có bóng lưng sau. Siêu âm có thể phát hiện ngoại vật xương cá trong ổ ápxe tùy thuộc vào kỹ năng người khám, vị trí ổ ápxe, thể trạng bệnh nhân [bụng to, béo phì... khó khám].



Ca 265=

Ca 313=


https://www.ultrasoundmedicvn.com/2016/07/case-387-liver-abscess-due-to-fishbone.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

TRÀN KHÍ PHÚC MẠC (PNEUMOPERITONEUM)

BS NGUYỄN THIỆN HÙNG
Trung tâm Y khoa MEDIC Thành phố Hồ Chí Minh


Tràn khí phúc mạc (pneumoperitoneum) là tình trạng có hơi bất thường trong ổ phúc mạc và là phát hiện bệnh lý cấp cứu của khoa Chẩn đoán hình ảnh.
Siêu âm thường quy có thể phát hiện hơi bất thường trong ổ phúc mạc ở các trường hợp thủng tạng rỗng cấp cứu.

Ổ phúc mạc có hơi tự do khi=
- thủng tạng rỗng do bệnh lý viêm loét, do ngoại vật (xương cá, tăm xỉa răng), do chấn thương bụng kín.
- do vỡ nang hơi vách ruột non, ruột già
- do tràn khí màng phổi
- do mới mổ bụng
- do làm thủ thuật nội soi ổ phúc mạc để thám sát, để phẫu thuật, để làm ablation gan bằng RadioFrequency, thẩm phân phúc mạc.
- do khám, thủ thuật qua âm đạo
Trong trường hợp thủng tạng rỗng có thủng dạ dày tá tràng, thủng ruột non, thủng đại tràng, thủng ruột thừa viêm và thủng túi thừa viêm.

Tóm lại, nguyên nhân thường gặp của tràn khí phúc mạc là thứ phát sau thủng do loét, thủ thuật, viêm, thiếu máu hay chấn thương. Như vậy cả thủng bít (4) cũng có hơi tự do ổ phúc mạc.
Hơi tự do sau mổ thường hết sau 7-10 ngày có khi đến 4 tuần, người lớn và người gày lâu hơn trẻ em. Nếu không, phải nghĩ đến biến chứng phẫu thuật như là rò chỗ nối.
Để phát hiện hơi tự do trong ổ phúc mạc người ta chụp X quang bụng đứng tìm liềm hơi dưới cơ hoành hay nằm nghiêng trái tìm hơi ở bờ ngoài gan với chỉ 01cc hơi trong ổ phúc mạc. (Ngoài ra X-quang quy ước còn có Football sign và Rigler sign). Nhưng chụp X-quang sớm sau thủng tạng rỗng có thể là âm tính (11).
Hiện nay thường chụp CT vì nhạy hơn và phải khảo sát từ cửa sổ phổi.

Tuy nhiên, siêu âm là phương tiện có thể phát hiện rất sớm hơi trong ổ phúc mạc đặc biệt là trong trường hợp X-quang âm tính (8) nhưng vẫn còn rất ít báo cáo được công bố.
Grechenig và cs (1999) (5) đã khảo sát siêu âm tìm hơi tự do trong ổ bụng xác chết = vị trí và lượng hơi tối thiểu. Các tác giả đánh giá siêu âm là phương tiện đáng tin cậy tìm hơi tự do ổ bụng. Tư thế tốt nhất của bệnh nhân là lưng hơi cao so mặt giường 10-12 độ. Vị trí tối ưu đầu dò là mặt cắt dọc trên đường cạnh rốn phải vùng thượng vị.
Dấu hiệu siêu âm có hơi tự do trong ổ phúc mạc là dấu bức màn (curtain sign) (10), do hiện tượng chùm sóng âm bị phản âm nhiều lần khi gặp hơi (reverberation artifact).




Xin minh hoạ 2 ca thủng dạ dày đã mổ, 1 ca (bnh Trần thị Ng.) hơi tụ bờ dưới gan trái trên siêu âm, cho hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành trái, 1 ca (bnh Phan thành D.) hơi tụ mặt trên gan phải cho hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành phải.
Ca thủng đại tràng sau mổ u đại tràng làm hậu môn ra da sau 11 năm. Tái khám vì đau bụng gồng cứng, siêu âm bụng cấp cứu thấy dịch ổ bụng ở ngách gan thận, di căn gan P và T và hơi tự do mặt trên gan P. Ổ loét ở bờ trong hậu môn nhân tạo.



Nên dùng đầu dò linear vì dễ khám hơn và có thể tránh được các quai ruột ở sát thành bụng. Lưu ý hơi tự do thì không bao giờ nằm trong lòng một quai ruột cả.
Theo JP Deutsch (1991) khi chẩn đoán thủng dạ dày tá tràng 6 ca với 4 ca X quang âm tính, 1 ca X quang dương tính khi chụp lần 2.
Chẩn đoán hơi tự do lượng ít: dưới gan T, cạnh tá tràng, khoang Morison, thượng vị.
Chẩn đoán thủng bít: vùng tụ dịch và hơi khu trú cạnh tá tràng, dọc thân tĩnh mạch cửa, giữa tá tràng và túi mật.

Siêu âm có giá trị trong chẩn đoán sớm (8) hơi tự do trong ổ phúc mạc. Cần lưu ý dấu hiệu bức màn, là hơi bất thường trong ổ bụng và vùng tụ dịch khi khám siêu âm bụng cấp cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: Boulanger BR, Kearney PA, Tsuei B, Ochoa JB.: The routine use of sonography in penetrating torso injury is beneficial.J Trauma. 2001 Aug;51(2):320-5.
2. Deustch JP et coll.: Echotomographie et perforation d'ulcère gastro-duodénaux. Rev Im Med (1991) 3: 587-590
3. Fuentes R et coll. : New ultrasonic finding in perforated ulcer. The Lancet vol 337: March 23, 1991
4: Fujii Y, Asato M, Taniguchi N, Shigeta K, Omoto K, Itoh K, Suzukawa M. :Sonographic diagnosis and successful nonoperative management of sealed perforated duodenal ulcer.J Clin Ultrasound. 2003, Jan;31(1):55-8.
5: Grechenig W, Peicha G, Clement HG, Grechenig M.: Detection of pneumoperitoneum by ultrasound examination: an experimental and clinical study. Injury. 1999 Apr;30(3):173-8.
6: Karahan OI, Kurt A, Baykara M, Coskun A. : Detectability of intraperitoneal free air by ultrasonography, Tani Girisim Radyol. 2003 Mar;9(1):60-2.
7: Kern SJ, Smith RS, Fry WR, Helmer SD, Reed JA, Chang FC.: Sonographic examination of abdominal trauma by senior surgical residents.Am Surg. 1997 Aug;63(8):669-74.
8: Lippolis PV, Ghiselli G, Sidoti F, Goletti O.: Ultrasonic diagnosis of gastroduodenal perforation. Radiol Med (Torino). 1992 Dec;84(6):767-9.
9: Neugebauer H, Wallenboeck E, Hungerford M. :Seventy cases of injuries of the small intestine caused by blunt abdominal trauma: a retrospective study from 1970 to 1994.J Trauma. 1999 Jan;46(1):116-21.
10. PHAN THANH HẢI - NGUYỄN CAO CƯƠNG. Bệnh viện Bình dân 1988: Siêu âm chẩn đoán thủng tạng rỗng-Triệu chứng bức màn.
11: PHAN THỊ THANH THỦY :Siêu âm chẩn đoán và bệnh lý thủng tạng rỗng.
12: Smith MK, Mutter D, Forbes LE, Mulier S, Marescaux J. :The physiologic effect of the pneumoperitoneum on radiofrequency ablation. Surg Endosc. 2004 Jan;18(1):35-8. Epub 2003 Nov 21.
13: Ulman I, Avanoglu A, Ozcan C, Demircan M, Ozok G, Erdener A.: Gastrointestinal perforations in children: a continuing challenge to nonoperative treatment of blunt abdominal trauma.J Trauma. 1996 Jul;41(1):110-3.

Xem trong Siêu âm ngày nay Số 35(2004)
--------------------------------------------------