Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

VISCERAL ADIPOSITY

The clinical importance of visceral adiposity: a critical review of methods for visceral adipose tissue analysis,  A SHUSTER,  M PATLAS, J H PINTHUS, and  M MOURTZAKIS, The British Journal of Radiology, 85 (2012), 1–10

Tóm tắt:

Như là kết quả của gia tăng bệnh béo phì thành dịch, hiểu biết về phân phối mỡ cơ thể và ý nghĩa lâm sàng của nó là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Mô mỡ nội tạng là thành phần hoạt động kích thích tố của mỡ cơ thể, có đặc tính sinh hóa độc đáo có ảnh hưởng đến một số tiến trình bình thường và bệnh lý trong cơ thể. Mô mỡ nội tạng lắng đọng cao bất thường được gọi là béo phì nội tạng. Kiểu hình thành phần cơ thể này liên kết với các rối loạn nội khoa như hội chứng chuyển hoá, bệnh tim mạch và một số bệnh l‎í ác tính gồm ung thư tuyến tiền liệt, vú và đại trực tràng. Đánh giá định lượng của béo phì nội tạng là quan trọng đối với việc đánh giá nguy cơ tiềm tàng phát triển của những bệnh l‎í này, cũng như tiên lượng chính xác. Bài này nhằm mục đích so sánh các phương pháp khác nhau để đo béo phì nội tạng và những thuận lợi và nhược điểm trong thực hành lâm sàng.




Mô mỡ cơ thể theo truyền thống được phân phối vào hai ngăn chính với các đặc điểm biến dưỡng khác nhau: mô mỡ dưới da (subcutaneous adipose tissue, SAT) và mô mỡ nội tạng (visceral adipose tissue, VAT). Cả hai loại mô này đều quan trọng, nhưng tình trạng béo phì nội tạng (visceral adiposity) được đặc biệt chú ý trực tiếp vì kết hợp nhiều bệnh l‎‎‎‎‎í nội khoa khác nhau.


Siêu âm là kỹ thuật thích hợp để ước tính mô mỡ dưới da và trong bụng. Thời gian cần thiết để đo rất ngắn, nhưng độ chính xác và tính lập lại kém. Bellisari và cs đã chứng minh rằng siêu âm đo đạc về mô mỡ trong bụng có hệ số biến thiên là 64% và do đó khuyến cáo không nên dùng siêu âm đo mỡ nội tạng. Một số nghiên cứu đã cho thấy có tương quan tốt giữa số đo siêu âm và CT lượng mô mỡ trong bụng, cũng như tính hữu dụng của siêu âm trong chẩn đoán béo phì tạng. Đánh giá của siêu âm về mô mỡ trong bụng đầu tiên do Armellini và cs, cho thấy tương quan giữa siêu âm và CT là 0,68–0,74 (khá tốt).


Tuy nhiên, có thể sử dụng siêu âm để ước tính tỷ lệ của độ dày của lớp mỡ trước phúc mạc ( từ mặt trước của gan đến đường trắng giữa bụng, linea alba) và mỡ dưới da bụng, được gọi là chỉ số mỡ thành bụng (abdominal wall fat index, xem hình 2).

Chỉ số này được so sánh với tỷ lệ  VAT- SAT của CT và có tương quan dương tính với các mức độ triglyceride huyết thanh và tương quan nghịch với high-density lipoprotein. Các kết quả này gợi ý rằng các chỉ số mỡ thành bụng đo bằng siêu âm có thể dự đoán lắng đọng mỡ nội tạng và cuối cùng dự đoán rối loạn chuyển hoá liên quan đến biến dưỡng lipid và glucose. Việc sử dụng siêu âm để đo độ dày nội tạng từ bờ sau cơ bụng đến động mạch chủ bụng (hình 2),  cột sống thắt lưng hoặc cơ psoas có cũng tương quan tốt với VAT được đo bằng  CT (r = 0,669, p > 0,001), cũng chứng minh rằng siêu âm có thể hữu ích trong việc đánh giá mô mỡ trong bụng.



Tuy nhiên, cần thận trọng khi đọc kết quả đo vì tuỳ thuộc với kinh nghiệm và khả năng của người nghiên cứu. Cần có phương pháp siêu âm đánh giá khách quan về VAT và có tính lập lại trong các khảo sát về sau.




Tạo hình siêu âm đánh giá độ lớn tổng quát của mô mỡ trong bụng dễ dàng nhưng rõ ràng có giới hạn về độ tin cậy. Các kỹ thuật siêu âm vẫn còn phụ thuộc người khám trong định lượng thành phần cơ thể. Với máy siêu âm sẵn có, với các biện pháp phòng ngừa phù hợp cho giao thức khám để thúc đẩy sự đồng bộ, siêu âm có thể đo tình trạng béo phì nội tạng một cách thiết thực.

SIÊU ÂM KHÔNG THỂ TIÊN ĐOÁN GAN THẤM MỠ Ở TRẺ BÉO PHÌ NẶNG

US Cannot Be Used to Predict the Presence or Severity of Hepatic Steatosis in Severely Obese Adolescents, Anneloes E. Bohte, Bart G. P. Koot, Olga H. van der Baan-Slootweg, Jochem R. van Werven, Shandra Bipat, Aart J. Nederveen, Peter L. M. Jansen, Marc A. Benninga, and Jaap Stoker, Radiology January 2012 262:327-334; Published online November 21, 2011.

SIÊU ÂM KHÔNG THỂ TIÊN ĐOÁN GAN THẤM MỠ Ở TRẺ BÉO PHÌ NẶNG

Trong một nhóm 104 trẻ em (47 nam và 57 nữ), tuổi bình quân 14,5 (từ 8,3- 18,9) với cho điểm trung bình BMI hiệu chỉnh theo tuổi (BMI z score) là 3,3 (từ 2,6-4,1). Siêu âm gan thấm mỡ ở trẻ béo phì được đối chiếu với cộng hưởng tử phổ cho thấy tần suất của substantial steatosis là 15,4% với độ nhạy siêu âm là 75%, độ chuyên biệt là 87,5%, giá trị tiên đoán dương và âm là 52,2% và 95,1%.


Tuy nhiên, kết quả siêu âm dương tính không thể được dùng để tiên đoán chính xác trẻ béo phì có gan thấm mỡ và độ nặng của nó, mà cần thêm phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác. Trong khi đó kết quả siêu âm âm tính loại trừ gan thấm mỡ có độ chính xác chấp nhận được.


Abstract

Purpose: To evaluate the diagnostic accuracy of ultrasonography (US) for the assessment of hepatic steatosis in severely obese adolescents, with proton magnetic resonance (MR) spectroscopy as the reference standard, and to provide insight on the influence of prevalence on predictive values by calculating positive and negative posttest probabilities.

Materials and Methods: This prospective study was institutional review board approved. All participants, and/or their legal representatives, gave written informed consent. Sensitivity, specificity, positive predictive value (PPV), and negative predictive value (NPV) were calculated for the overall presence of steatosis and for the presence of substantial (moderate to severe) steatosis. Positive and negative posttest probabilities were calculated and plotted against prevalence.

Results: A total of 104 children (47 male, 57 female) were prospectively included. Mean age was 14.5 years (range, 8.3–18.9 years) and mean age–adjusted standard deviation body mass index (BMI) score (BMI z score) was 3.3 (range, 2.6–4.1). The overall prevalence of hepatic steatosis was 46.2% (48 of 104). Sensitivity of US was 85.4% (41 of 48), specificity was 55.4% (31 of 56), PPV was 62.1% (41 of 66), and NPV was 81.6% (31 of 38). The prevalence of substantial steatosis was 15.4% (16 of 104), with US sensitivity of 75.0% (12 of 16) and specificity of 87.5% (77 of 88). PPV was 52.2% (12 of 23) and NPV was 95.1% (77 of 81). Plotting of posttest probabilities against prevalence for both disease degrees demonstrated how disease prevalence influences US accuracy.

Conclusion: Positive US results in severely obese adolescents cannot be used to accurately predict the presence and severity of hepatic steatosis, and additional imaging is required. Negative US results exclude the presence of substantial steatosis with acceptable accuracy. Steatosis prevalence differs among specific populations, strongly influencing posttest probabilities.

© RSNA, 2011

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

SIÊU ÂM ĐÀN HỒI TINH HOÀN

Real-time tissue elastography for testicular lesion assessment, Goddi A, Sacchi A, Magistretti G, Almolla J, Salvadore M.
Eur Radiol. 2011 Oct 26. [Epub ahead of print]


Abstract

MỤC TIÊU:

Nhằm đánh giá khả năng siêu âm đàn hồi tức thì (real-time Elastography, RTE) khi phân biệt tổn thương lành tính và ác tính của tinh hoàn.

PHƯƠNG PHÁP:

RTE xác định 144 tổn thương của 88 tinh hoàn. Hình siêu âm đàn hồi của tổn thương được đánh giá bằng bảng tính điểm màu mã hoá của Itoh (Radiology 2006), bằng cách dựa vào phân bố độ biến dạng gây ra do đè ép nhẹ với đầu dò siêu âm. Các dấu hiệu RTE được phân tích gồm dạng (shape) (nốt/ giả nốt, nodular/pseudo-nodular), kích thước (size) (nhỏ hơn 5 mm, 6-10 mm, lớn hơn 11 mm) và cho điểm (score) (SC1-5) của tổn thương.

KẾT QUẢ:

93,7%  của tất cả tổn thương lành tính cho thấy kiểu đàn hồi hoàn toàn (complete elastic pattern (SC1)). 92,9%  tổn thương nốt lành tính nhỏ hơn 5 mm và 100% tổn thương giả nốt có gần như complete elastic pattern (chủ yếu SC1). 87,5% nốt ác tính có kiểu cứng (stiff pattern) (SC4-5). RTE có độ nhạy 87,5% , độ đặc hiệu 98,2% , 93,3%  giá trị tiên đoán dương, 96,4% giá trị tiên đoán âm và  độ chính xác là 95,8% khi phân biệt tổn thương ác tính với lành tính.

KẾT LUẬN:

RTE là kỹ thuật có ích trong đánh giá các nốt nhỏ  và các giả nốt của tinh hoàn. Điều này có liên quan đến thực hành lâm sàng khi xử trí các ca RTE lựa chọn. Dường như RTE ít có liên quan đến những tổn thương lớn vì hầu hết là ác tính đối với siêu âm, làm giới hạn vai trò của RTE trong xác chẩn đơn giản.
KEY POINTS :
 • Vai trò mới nổi của siêu âm đàn hồi trong theo dõi các tổn thương tinh hoàn nhỏ
 • Siêu âm phân biệt tổn thương lành tính với ác tính tốt hơn
 • Có thể giảm việc theo dõi các tổn thương đàn hồi tinh hoàn trong siêu âm đàn hồi.






Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

HÌNH ẢNH SIÊU ÂM VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG SIGMA

Viêm túi thừa đại tràng sigma (Sigmoid diverticulitis)
Từ  Acute Abdomen- Ultrasonography của Julian Puylaert.
Department of Radiology, MCH Westeinde Hospital, The Hague, The Netherlands




Bình thường, đại tràng sigma (sigmoid) rỗng. Mặt cắt theo trục (axial view) trong giai đoạn thư giãn và nén ép bằng đầu dò siêu âm cho thấy giải phẫu đại tràng tốt nhất. Lưu ý 3 dải cơ dọc (coli teniae), có thể nhìn thấy như là chỗ dày khu trú của lớp cơ. Lưu ý sự chia tách của mỗi tenia từ các lớp cơ vòng bởi một lớp mỏng, echogenic của mô liên kết (mủi tên).



Chẩn đoán sigmoid diverticulitis thường được thực hiện ở lâm sàng.

Trong trường hợp kinh điển, bệnh nhân đau khu trú và luôn canh chừng bụng dưới T, sốt, tăng bạch cầu, và trễ hơn, tăng tỷ lệ máu lắng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán không luôn rõ ràng.
Một mặt các dấu hiệu lâm sàng có thể không điển hình đến nỗi ban đầu được chẩn đoán khác, như nhiễm trùng đường tiết niệu, đau quặn thận, thủng loét dạ dày, viêm phần phụ hoặc, - trong trường hợp diverticulitis của quai P của sigmoid- là viêm ruột thừa.
Mặt khác, bác sĩ có thể nghĩ đến sigmoid diverticulitis trong khi thực sự là bệnh khác, như sigmoid carcinoma, epiploic appendagitis (viêm bờm mỡ), vấn đề phụ khoa hoặc niệu khoa hoặc thậm chí vỡ phình động mạch chủ.
Trong tất cả các trường hợp này, siêu âm có vai trò chẩn đoán chính xác tại một thời điểm sớm.


Trên siêu âm, đại tràng xuống bình thường và phần trên của sigmoid có thể được xác định chắc trong tất cả bệnh nhân, nhờ vị trí phía ngoài trong rãnh paracolic trái.
Hình thức siêu âm của sigmoid bình thường rất thay đổi.
Lòng có thể rỗng hoặc đầy phân, và sigmoid có thể co thắt hoặc giãn (hình).



Yếu tố thứ ba có ảnh hưởng đến là sự nén của đầu dò, làm dẹt đại tràng.

Lớp cơ trong bệnh viêm túi thừa (diverticulosis) thường dày rõ và các túi thừa (diverticula) có chứa fecolith rất dễ nhận ra, đó là cấu trúc lớn (4-12 mm), phản âm mạnh, dạng vòng-bầu dục,  tạo bóng âm và khu trú bên ngoài của đường viền ruột của đại tràng co thắt.
Nếu sigmoid đầy phân, hầu như không dễ nhận ra các diverticula.




Biểu hiện siêu âm của diverticulitis phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Ở giai đoạn sớm nhất, thường có dày vách đại tràng khu trú, thoạt đầu không có, nhưng sau đó làm mờ khu trú cấu trúc lớp của vách. Xung quanh fecolith,  mô không bị nén có hyperechoic, thể hiện cho viêm mạc treo và mạc nối lớn (omentum) đang cố gắng bịt  lại (seal off) chỗ sắp thủng. Mô mỡ viêm, được xác định tốt nhất khi nén nhẹ, và cách hồi (intermitent) bằng đầu dò siêu âm, là cách làm bắt buộc để chẩn đoán diverticulitis.

Hình trên là sơ đồ trình bày của quá trình lành tính tự nhiên của sigmoid diverticulitis vì thấy được ở 80% bệnh nhân.

Ở giai đoạn 0, cổ túi thừa trở nên tắc nghẽn, theo sau là áp lực cao bên trong túi thừa và suy giảm hệ thống chống lại các vi khuẩn có trong fecolith. Mô mỡ viêm xung quanh đại diện cho mạc treo và omentum cố gắng wall-off (đóng kén) chỗ sắp thủng.

Ở giai đoạn 1 có ápxe nhỏ cạnh đại tràng, mạc treo và omentum wall-off thành công. Fecolith thường bị hư hoại và vách sigmoid bị suy yếu khu trú.

Trong hơn 80% bệnh nhân, sau một hoặc hai ngày, mủ và fecolith thoát vào lòng đại tràng qua chỗ vách ruột yếu ở cổ túi thừa. (hình).


Các triệu chứng của bệnh nhân được giải quyết tương ứng,.

Lưu ý rằng những thay đổi viêm tồn lưu (giai đoạn R) có thể vẫn tồn tại trong một thời gian dài sau khi thoát mủ, do đó, bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng trong khi siêu âm vẫn còn có thể nhìn thấy bất thường hiện diện.
Quá trình tự nhiên, lành tính của sigmoid diverticulitis.



Hình trên: Siêu âm phát hiện dày vách sigmoid ở một viêm diverticulum (mủi tên) có chứa fecolith (giai đoạn 0). Lưu ý các mô xung quanh có hyperechoic, không bị nén, đại diện cho omentum và mạc treo wall-off có hiệu quả chỗ sắp thủng. Trong mô mỡ, có các sọc echolucent dạng đường [echolucent linear streaks] (đầu mủi tên) được hiển thị.

Hình giữa: Một ngày sau đó bệnh nhân cảm thấy khá hơn một chút. Fecolith không nhận ra được, vì chất chứa trong diverticulum phồng vào lòng sigmoid, dấu hiệu thoát mủ sắp xảy ra.

Hình dưới cùng: Hai ngày sau đó, bệnh nhân là hầu như không còn triệu chứng. Mủ và chất phân đã hoàn toàn thoát vào lòng sigmoid, để lại một diverticulum rỗng (mủi tên cong).

Trong khoảng 20% bệnh nhân, diverticulitis có diễn tiến phức tạp.

Thủng tự do mà không có bất kỳ bịt của mạc treo và omentum, là tương đối hiếm.
Tràn vật liệu phân và/hoặc mủ vào khoang phúc mạc nhanh chóng dẫn đến viêm phúc mạc nghiêm trọng, không thể tránh khỏi mổ bụng hở (laparotomy).

Ngay cả trong trường hợp ápxe túi thừa lớn hơn >2,5 cm) thoát mủ tự phát vào lòng ruột vẫn là quy luật (hình).

Bên trên, là hình một ápxe cạnh đại tràng (paracolic abscess) do diverticulitis, được wall-off có hiệu quả bởi khối mỡ viêm lớn, đại diện cho mạc treo và omentum. Ápxe cuối cùng đã thoát mủ hoàn toàn, và bệnh nhân hồi phục mà không cần phẫu thuật.

Tuy nhiên, trong một số bệnh nhân, ápxe có thể thoát mủ theo hướng kém thuận lợi (hình).

Tại vị trí đầu tiên, nó có thể tìm đường tới diverticula kế cận, vì thế làm ổ áp xe lớn ra hơn theo chiều dọc bằng cách đục khoét vách ruột. Các ápxe có xu hướng tự lành xấu và thường dẫn đến viêm tái phát và cuối cùng chít hẹp, cần phải phẫu thuật chọn lọc.
Trong trường hợp hiếm, ápxe vỡ vào khoang phúc mạc dẫn đến viêm phúc mạc lan tràn (diffuse peritonitis) hoặc tạo ápxe thứ phát.

Nếu một ápxe túi thừa thoát mủ vào bàng quang hay âm đạo, có thể dẫn đến dò (fistula).


Con đường thường xuyên và thuận lợi nhất là thoát mủ vào lòng sigmoid.

Ít thuận lợi là đột phá vào diverticula giáp ranh (D), tạo ápxe dai dẳng, theo chiều dọc, giống như túi quấn (cuff-like) ápxe.Thậm chí tệ hơn là sự hình thành áp xe thứ phát (A), và cuối cùng thủng vào khoang phúc mạc (P). Cuối cùng, thoát mủ vào bàng quang (B), âm đạo (V) và qua da sẽ dẫn đến tạo đường dò.



Bên trên là một dò bàng quang đại tràng (colovesical fistula) từ sigmoid diverticulitis. Dò bàng quang đại tràng thấy được với đường khí do viêm túi thừa đại tràng sigma. Bên trái: Từ lòng của sigmoid một đường khí (mủi tên) có thể thấy dẫn đến bàng quang. Bên phải: Nhìn thấy khí ở vòm bàng quang (đầu mủi tên). Từ lỗ dò, có thể chứng kiến bong bóng khí (mủi tên) theo thời gian.

Chẩn đoán phân biệt diverticulitis

Cuối cùng, siêu âm có vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt với: sỏi niệu quản, sigmoid carcinoma, vỡ phình động mạch chủ, thủng loét hành tá tràng, viêm ruột thừa, epiploic appendagitis.

Hình dưới là một sigmoid carcinoma ở bệnh nhân 39 tuổi với dấu hiệu lâm sàng của diverticulitis.


Bên trái: Hình cắt ngang của sigmoid 5 cm về phía đầu khối u: ruột già có vách mỏng và đè nén dễ.

Bên phải: Hình siêu âm theo trục của khối u cho thấy sigmoid không đối xứng, echolucent trung bình, dày vách. Cũng có mô mỡ không nén được xung quanh khối u, do phản ứng viêm xơ (desmoplastic).



Hình trên của một người đàn ông 48 tuổi với dấu hiệu lâm sàng của diverticulitis. Siêu âm cho thấy một khối mô mỡ ovoid, không nén được, không mạch máu (đầu mủi tên) trong khi sigmoid bên cạnh bình thường. Mô mỡ lân cận có tăng tưới máu [hyperemia] (mủi tên). Khi thở, khối này dính vào lá thành phúc mạc. Các triệu chứng của bệnh nhân biến mất trong vòng một tuần mà không cần điều trị.
Những dấu hiệu này là điển hình cho epiploic appendagitis. Khối này đại diện cho  nhồi máu bờm mỡ (infarcted epiploic appendage). Các triệu chứng của bệnh nhân sau đó biến mất trong vòng một tuần mà không điều trị.
Mặc dù ở bệnh nhân không có mỡ và ở phụ nữ khám bằng đầu dò transvaginal, chẩn đoán phân biệt của diverticulitis với carcinoma đại tràng thường khá tốt; trong các bệnh nhân diverticulitis, nên thực hiện nội soi ruột già khi viêm có dấu hiệu giảm.

Dẫn lưu qua da một ápxe túi thừa lớn được chỉ định trong trường hợp của sốt cơn dai dẳng, tuy nhiên hiếm khi cần thiết. Sự hiện diện của một paracolic abscess dai dẳng, lớn, nên luôn nghi ngờ ác tính tiềm ẩn.

Viêm túi thừa đại tràng bên P




Rightsided colonic diverticulitis khác với sigmoid diverticulitis ở nhiều khía cạnh.

Diverticula của đại tràng phải thường là bẩm sinh, đơn độc, diverticula thật sự (true) với đầy đủ tất cả các lớp thành ruột.

Fecoliths trong những diverticula này lớn hơn, cổ túi thừa rộng hơn và không phì đại lớp cơ của vách ruột.

Right colonic diverticulitis, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gần như lúc nào cũng có một tiến trình thích hợp và không bao giờ dẫn đến thủng tự do với peritonitis hoặc ápxe lớn.

Mặc dù tương đối hiếm, rất quan trọng để chẩn đoán chính xác, vì các triệu chứng lâm sàng đau hố chậu P cấp tính có thể dẫn đến phẫu thuật không cần thiết vì nghi ngờ viêm ruột thừa.

Trong 40% bệnh nhân thậm chí dẫn đến một right hemicolectomy bởi vì bác sĩ phẫu thuật giả định phải đối phó với bệnh ruột ác tính.

Mặc dù thường ở người châu Á nhiều hơn, chẩn đoán viêm túi thừa bên P ở người phương Tây không hiếm: trong một nghiên cứu gần đây, một trường hợp diverticulitis bên P gặp phải cho 15 trường hợp sigmoid diverticulitis, và cho 30 trường hợp viêm ruột thừa [Oudenhoven].

2 trường hợp viêm túi thừa đại tràng P từ Trung tâm Y khoa MEDIC đã xác chẩn với MDCT:


Siêu âm, nếu cần nên bổ sung bằng CT, vì có các dấu hiệu chuyên biệt, và ngăn ngừa phẫu thuật không cần thiết cho tình trạng lành tính và tự giới hạn này.

Để hiểu đúng các hình ảnh siêu âm, nhận ra trình tự của quá trình viêm là rất quan trọng, trong đó mỗi giai đoạn của bệnh có hình ảnh siêu âm riêng biệt [Oudenhoven].

Một bẫy (pitfall) nguy hiểm là chẩn đoán nhầm một fecolith ở gốc ruột thừa viêm cho trường hợp của viêm túi thừa manh tràng (cecal diverticulitis).

Từ Stefan Schanz, Evang. Krankenhaus Kalk, Koln.



Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

2 CASES of EXTRAOVARIAN PRIMARY PERITONEAL CARCINOMA

EXTRAOVARIAN PRIMARY PERITONEAL CARCINOMA (EOPPC)  in a 59 year-old WOMAN, Lê Thống Nhất-Phan Thanh Hải-Nguyễn Thiện Hùng, MEDIC MEDICAL CENTER, HCMC, VIETNAM.

Một phụ nữ 59 tuổi đến khám vì chướng bụng.
Siêu âm phát hiện báng bụng lượng nhiều và có dày phúc mạc khu trú trước thận P kiểu gieo mầm. Vùng chậu không có u buồng trứng khi siêu âm qua ngã bụng lẫn qua ngã âm đạo (TVS).


H.1: U dạng gieo mầm phúc mạc trước thận P và báng bụng ác tính.

H.2: Hình TVS cho thấy 2 buồng trứng không u.

CA-125 =706,8 U/mL tăng cao, ADA=21 U/L (< 28: không phải do lao). Dịch báng không có tế bào ác tính.


MSCT  phát hiện carcinomatosis với dày mạc nối lớn và chồi sùi trong phúc mạc.





Sinh thiết mạc nối lớn : Carcinôm tuyến biệt hoá vừa ở mạc nối lớn.


Kết luận: Carcinôm nguyên phát phúc mạc ngoài buồng trứng (extraovarian primary peritoneal carcinoma).

_________________________

A RETROSPECTIVE EOPPC CASE in a 71yo WOMAN
PHU DUNG THAI BIEU-NGUYEN THIEN HUNG- PHAN THANH HAI, MEDIC MEDICAL CENTER, HCMC, VIETNAM

A 70yo HCV female patient for 4 years (from 2006) came to ultrasound department of MEDIC (2010) with unknown cause of ascitis.
Ultrasound detected a chronic hepatitis, malignant ascitis with a peritoneal cake, and no pelvic tumor.

CA-125 = > 600,0 U/mL



MSCT= Peritoneal carcinomatosis, no ovarian tumor.


Laparoscopic biopsy results = Peritoneal serous carcinoma of ovary: Peritoneal tissue included many cells containing dysmorphologic nuclei, which formed into groups of papillary gland shape. In that there were psammona body.




Carcinoma phúc mạc nguyên phát ngoài buồng trứng (EOPPC) là u biểu mô ác tính hiếm, phát triển từ phúc mạc lót chậu và bụng; và được chẩn đoán là carcinomatosis ổ bụng, không liên quan gì đến buồng trứng và không phát hiện được u nguyên phát. 
EOPPC tương tự như carcinoma buồng trứng loại serous về biểu hiện lâm sàng, về mô học, kiểu lan truyền, điều trị và tiên lượng.
Có nhiều tên, bao gồm serous surface papillary carcinoma của peritoneum, extraovarian müllerian adenocarcinoma, multiple focal extraovarian serous carcinoma và hội chứng carcinoma có kích thước buồng trứng bình thường.
Dạng bệnh lý này được Swerdlow miêu tả đầu tiên (1959) là «mesothelioma của peritoneum vùng chậu ». Mặc dù hầu hết các trường hợp của EOPPC là  serous, nhiều u nonserous đã được báo cáo. EOPPC  chiếm khoảng 7% tới 15% các trường hợp ung thư buồng trứng được chẩn đoán.



Về nguồn gốc, EOPPC xuất phát từ chính bề mặt phúc mạc. Trong giai đoạn phôi thai, biểu mô buồng trứng và phúc mạc cùng biệt hoá từ lá phôi giữa (mesothelium). Do đó bệnh lý u phúc mạc nguyên phát này có biểu hiện như u buồng trứng, dù ở trường hợp đã cắt u buồng trứng lành tính, hay cắt do ngừa vì tiền sử gia đình, hoặc ở trẻ em, và có khi ở nam giới bị peritoneal carcinomatosis với giá trị CA-125 cao.

EOPPC có nhiều tên:

• extraovarian peritoneal carcinoma

• extraovarian serous carcinoma

• peritoneal carcinomatosis

• peritoneal papillary serous carcinoma

• Müllerian peritoneal adenocarcinoma

• paraovarian cystadenocarcinoma

• papillary serous carcinoma of the peritoneum


Tài liệu tham khảo chính:
1. A rare case of extraovarian primary peritoneal carcinoma in a 72 year-old woman, F Moccia, M Cimmino, G Santabarbara, F De Vita, V Trapani, G Romano and L Fei, BMC Geriatrics 2010, 10 (Suppl 1):A16
2. Mesothelioma of the pelvic peritoneum resembling papillary cystadenocarcinoma of the ovary: case report.  Swerdlow M, Am J Obstet Gynecol 1959, 77:197-200
3. Extraovarian primary peritoneal carcinoma. A case report, Jesús Vera Álvarez, Miguel Marigil Gómez, María Dolores García Prats, Manuel Abascal Agorreta, José Manuel Ramón Cajal, José Ignacio López López, Juan Pablo Royo Goyanes, Patologia, Vol. 40, n.º 1, 2007.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

ULTRASOUND DEVICE RULES OUT MAXILLARY SINUS FLUID in ACUTE RHINOSINUSITIS

New Method to Diagnose Sinusitis: Doppler Ultrasound

New Method to Diagnose Sinusitis Could Reduce Use of Antibiotics
October 6, 2011

Có một phương pháp chẩn đoán viêm xoang mới trong một luận văn vừa thông qua tại Lund University. Các kết quả cung cấp khả năng làm giảm dùng kháng sinh và phí tổn điều trị cho xã hội.

Viêm mũi xoang là tiến trình viêm nhiễm niêm mạc mũi và một hay nhiều xoang cạnh mũi. Mục tiêu công trình nhằm khảo sát mức độ viêm mũi xoang ảnh hưởng đến chất lượng sống có liên quan đến sức khoẻ (health-related quality of life, HRQOL), và nhằm xác định làm thế nào hoàn hiện chẩn đoán bệnh này bằng cách sử dụng siêu âm Doppler.






H.3: Siêu âm được dùng phát hiện dịch trong xoang hàm và xoang trán. Khi xoang hàm có dịch sẽ có xung siêu âm với đỉnh =4-5cm trên trục x của màn hiển thị dụng cụ siêu âm.


H.6: Dụng cụ siêu âm Doppler thiết kế để phân biệt serous với mucopurulent sinus secretion. Luồng chảy âm được phát hiện (và kết quả là đo được độ lệch Doppler) trong dịch xoang là dấu hiệu của dịch tiết không mủ (non-purulent secretions).

H.7: Thiết bị dùng xác định tốc độ và sự giảm âm trong một mẫu dịch. Hình trình bày hộp dùng để đo với đầu dò siêu âm.


HRQOL của 207 bệnh nhân được phân làm 3 nhóm, một nhóm là viêm mũi xoang cấp tái phát, và hai nhóm viêm mũi xoang mạn có polyp mũi hoặc không, được đánh giá bằng 22 Sinonasal Outcome Test (SNOT-22), 36-item short-form questionnaire (SF-36), Hospital Anxiety and Depression (HAD) scale và total visual analogue scale (VAS). HRQOL của những bệnh nhân này giảm có ý nghĩa so với giá trị bình thường. Giữa 3 nhóm, HRQOL scoring có những khác biệt nhau có ý nghĩa. Nghiên cứu cohort (thuần tập) này ghi nhận có 8-14 ngày bỏ việc mỗi năm vì vấn đề xoang. SNOT-22 và total VAS biểu hiện là các biện pháp có tác động thích hợp trong các trường hợp viêm mũi xoang trong cộng đồng Thuỵ điển.

Không thể phân biệt serous sinus fluid (có độ nhớt thấp) với mucopurulent sinus secretions (có độ nhớt cao) bằng CT hay siêu âm. Tuy nhiên, việc xác định không xâm lấn thành phần chất tiết của xoang thường có vi khuẩn trong dịch mủ nhày của viêm mũi xoang là có giá trị.

Để tăng cường chẩn đoán cho những bệnh nhân này, phải phát triển thêm kỹ thuật siêu âm. Trong luận văn, có thể gây ra luồng chảy âm (acoustic streaming) trong mô hình xoang (sinus model), và qua đó đặc tính âm của dịch được xác định bằng siêu âm Doppler. Tần số siêu âm thích hợp là 5MHz, điều này rất quan trọng. Nếu tần số quá cao, xương sẽ hấp thu siêu âm hoàn toàn và không thể xuyên thấu vào xoang. Nếu tần số quá thấp, chuyển đổi năng lượng vào dịch xoang không đáng kể nên sẽ không phát hiện được luồng chảy. Kích thước xoang hàm và xoang trán được khảo sát bằng hình CT để thiết kế dụng cụ Doppler có hiệu quả lâm sàng. Siêu âm Doppler có thể phân biệt serous sinus fluid với mucopurulent sinus secretion, mà bệnh nhân không bị ảnh hưởng do tăng nhiệt độ.